5 cần hỏi cần đặt ra cho nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn xin việc

.

Khi tham gia phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm đến cách bạn trả lời phỏng vấn mà còn chú ý đến cách bạn đặt ra các câu hỏi cho họ. Thông qua điều này, họ sẽ đánh giá được năng lực và mức độ quan tâm, phù hợp của bạn với công việc. Điều này đòi hỏi bạn cần có câu hỏi “đắt giá” để nâng cao cơ hội thành công trong quá trình tìm việc.

Dưới đây là một số câu hỏi bạn nên đặt ra cho các nhà tuyển dụng Đà Nẵng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh...

“Anh/chị có thể nói một chút về văn hóa công ty không?”

Giá trị cốt lõi của công ty phản ánh qua văn hóa doanh nghiệp. Việc đặt câu hỏi này phản ánh bạn có mong muốn hiểu biết giá trị nền tảng doanh nghiệp, cho thấy sự tôn trọng của bạn dành cho họ.

Qua văn hóa doanh nghiệp, bạn hiểu được cách thức nhân sự trong công ty làm việc từ đó biết liệu biết công ty có khuyến khích làm việc sáng tạo, chủ động hay không. Những dữ liệu này giúp bạn xác định sự phù hợp, khả năng gắn bó với công ty trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Hơn nữa, những công ty chú trọng đến văn hóa doanh nghiệp thường khuyến khích và đề cao sự học hỏi của nhân sự. Đây là cơ sở để bạn đánh giá cơ hội phát triển nghề nghiệp nếu gắn bó với doanh nghiệp.

Những tiêu chí để trở thành nhân sự xuất sắc của doanh nghiệp?

Hỏi nhà tuyển dụng về các tiêu chí để trở thành nhân sự xuất sắc giúp bạn hiểu rõ hơn về những điều họ đang tìm kiếm ở ứng viên, từ đó điều chỉnh cách thể hiện trong buổi phỏng vấn xin việc theo cách hiệu quả nhất.

Dựa vào tiêu chí nhà tuyển dụng đưa ra, bạn xác định được bản thân có đáp ứng kì vọng của doanh nghiệp không, từ đó có căn cứ đưa ra mức lương kỳ vọng phù hợp. Quan trọng hơn, nắm được tiêu chí để trở thành nhân sự xuất sắc giúp bạn xác định các vấn đề cần cải thiện, phát triển thêm để đáp ứng tốt hơn cho công việc và tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao và có ấn tượng tích cực với ứng viên có kế hoạch và mục tiêu như vậy. Vì điều đó phản ánh bạn thực sự quan tâm đến công việc, sự nghiệp và mong muốn gắn bó lâu dài với công ty.

Cơ hội thăng tiến cho vị trí này như thế nào?

Câu hỏi này giúp bạn hiểu hơn về kỳ vọng của công ty đối với nhân sự ở vị trí đó. Nếu công ty có kế hoạch thăng tiến rõ ràng cho vị trí bạn ứng tuyển cho thấy họ có chiến lược giữ cũng như phát triển nguồn nhân sự, có môi trường làm việc tích cực…

Qua câu trả lời của nhà tuyển dụng, bạn sẽ định hình rõ hơn về công việc, nhìn thấy cơ hội phát triển sự nghiệp nếu làm việc tại công ty. Khi đó, bạn xác định mục tiêu cá nhân và các kỹ năng cần thiết để có thể thăng tiến đến những vị trí cao hơn trong tương lai.

Câu hỏi này cũng phản ánh bạn là ứng viên sẵn sàng học hỏi, có ý thức xây dựng sự nghiệp, muốn phát triển bản thân. Tức là bạn không đơn giản chỉ là tìm kiếm một công việc mà có định hướng nghề nghiệp cụ thể, lâu dài. Điều này sẽ tạo ấn tượng tích cực và dễ dàng ghi điểm với nhà tuyển dụng.

“Tôi nhận thấy bản thân phù hợp và đáp ứng yêu cầu với công việc? Vậy bước tiếp theo tôi cần làm gì?”

Đặt câu hỏi này cho thấy bạn là ứng viên chủ động, tự tin, thực sự quan tâm đến công việc và muốn trở thành một phần của doanh nghiệp. Điều này tạo ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng bởi khi thấy bạn thực sự muốn làm việc và gắn bó với công ty, họ có thể ưu tiên xem xét hồ sơ của bạn hơn.

Ngoài ra đặt câu hỏi này có thể giúp bạn nhận được những hướng dẫn cụ thể về các bước tiếp theo của quá trình tuyển dụng. Điều này giúp bạn lên kế hoạch và chủ động hơn trong khâu chuẩn bị.

“Đội ngũ tôi sẽ làm việc cùng là những ai và họ có phong cách làm việc thế nào?”

Mỗi đội nhóm có một phong cách làm việc riêng biệt, từ giao tiếp, hợp tác đến giải quyết vấn đề. Câu hỏi tìm hiểu về đội nhóm giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về môi trường làm việc, từ đó xác định xem phong cách làm việc của mình có phù hợp hay không.

Bạn cũng sẽ đánh giá khả năng hòa nhập và mức độ hiệu quả khi làm việc nhóm. Nếu đồng nghiệp là những người hỗ trợ lẫn nhau, điều này làm tăng sự hào hứng của bạn khi gia nhập công ty. Ngược lại, nếu có yếu tố khác biệt, bạn sẽ chủ động hơn trong việc đưa ra kế hoạch thích nghi, chiến lược giao tiếp, xây dựng mối quan hệ và cách thức làm việc với đồng nghiệp.

Phỏng vấn xin việc là một cuộc trò chuyện hai chiều và bạn có quyền được tìm hiểu kỹ càng trước khi quyết định tham gia vào môi trường làm việc mới. Đừng ngần ngại thể hiện sự quan tâm của bạn đến công ty, vị trí ứng tuyển qua đó tạo ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng bằng cách đặt ra những câu hỏi có ý nghĩa nhé.

;
;
.
.
.
.
.