Giữa biển trời Trường Sa

.

Năm 2017, các phóng viên của Báo Đà Nẵng vinh dự cùng các đoàn công tác vượt sóng gió ra thăm quần đảo Trường Sa. Đặt chân lên các hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc, những thành viên trong đoàn ai cũng cảm thấy thiêng liêng và hạnh phúc. Các phóng viên đã tham dự lễ chào cờ trên đảo; chứng kiến các buổi huấn luyện và cả cuộc sống đời thường của các cán bộ, chiến sĩ. Dù còn nhiều khó khăn nhưng các anh vẫn luôn vững chắc tay súng bảo vệ vùng biển, vùng trời của Tổ quốc.

Chào cờ trên đảo Trường Sa.
Chào cờ trên đảo Trường Sa.
Để bảo vệ chủ quyền vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh xương máu của mình. Máu thịt của các anh hòa với biển quê hương. Mỗi lần đến Trường Sa, các đoàn công tác đều tổ chức dâng hương, thả hoa đăng tưởng nhớ các anh. Trong ảnh: Đoàn công tác thành phố Đà Nẵng thực hiện nghi lễ dâng hương, thả hoa đăng tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trên thềm lục địa phía nam Tổ quốc.
Để bảo vệ chủ quyền vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh xương máu của mình. Máu thịt của các anh hòa với biển quê hương. Mỗi lần đến Trường Sa, các đoàn công tác đều tổ chức dâng hương, thả hoa đăng tưởng nhớ các anh. Trong ảnh: Đoàn công tác thành phố Đà Nẵng thực hiện nghi lễ dâng hương, thả hoa đăng tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trên thềm lục địa phía nam Tổ quốc.
Đêm đêm, để không xảy ra bị động bất ngờ, cán bộ, chiến sĩ các đảo ở Trường Sa luôn tổ chức tuần tra, canh gác. Trong ảnh: Cán bộ, chiến sĩ đảo Sinh Tồn kiểm tra súng trước giờ tuần tra.
Đêm đêm, để không xảy ra bị động bất ngờ, cán bộ, chiến sĩ các đảo ở Trường Sa luôn tổ chức tuần tra, canh gác. Trong ảnh: Cán bộ, chiến sĩ đảo Sinh Tồn kiểm tra súng trước giờ tuần tra.
Công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu luôn được các đảo đặt lên hàng đầu. Trong ảnh: Một buổi huấn luyện võ thuật của cán bộ, chiến sĩ đảo Nam Yết.
Công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu luôn được các đảo đặt lên hàng đầu. Trong ảnh: Một buổi huấn luyện võ thuật của cán bộ, chiến sĩ đảo Nam Yết.
Tại các đảo ở Trường Sa luôn có nhà truyền thống, các tủ sách, báo. Thời gian rảnh rỗi, cán bộ, chiến sĩ thường đọc báo cũng như hát cho nhau nghe.  Trong ảnh: Các chiến sĩ đảo Sơn Ca cùng đọc báo trong giờ giải lao.
Tại các đảo ở Trường Sa luôn có nhà truyền thống, các tủ sách, báo. Thời gian rảnh rỗi, cán bộ, chiến sĩ thường đọc báo cũng như hát cho nhau nghe. Trong ảnh: Các chiến sĩ đảo Sơn Ca cùng đọc báo trong giờ giải lao.
Trường Sa luôn là nơi hàng triệu trái tim người dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài luôn hướng tới. Vì thế, khi đến với Trường Sa, mỗi người đều muốn thể hiện tình cảm với các cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.  Trong ảnh: Khoảnh khắc giao lưu văn nghệ quân dân tại đảo chìm Đá Lát trong chuyến công tác của Đoàn công tác số 15 đến quần đảo Trường Sa tháng 5-2017.
Trường Sa luôn là nơi hàng triệu trái tim người dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài luôn hướng tới. Vì thế, khi đến với Trường Sa, mỗi người đều muốn thể hiện tình cảm với các cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong ảnh: Khoảnh khắc giao lưu văn nghệ quân dân tại đảo chìm Đá Lát trong chuyến công tác của Đoàn công tác số 15 đến quần đảo Trường Sa tháng 5-2017.
Mặc dù thời tiết khắc nghiệt nhưng cán bộ, chiến sĩ Hải quân ở nhiều đảo chìm nuôi được lợn, gà để cải thiện bữa ăn; đặc biệt ở đảo chìm Núi Le nuôi được cả vịt nước ngọt nhưng chịu được môi trường sinh sống là nước biển.
Mặc dù thời tiết khắc nghiệt nhưng cán bộ, chiến sĩ Hải quân ở nhiều đảo chìm nuôi được lợn, gà để cải thiện bữa ăn; đặc biệt ở đảo chìm Núi Le nuôi được cả vịt nước ngọt nhưng chịu được môi trường sinh sống là nước biển.
Sinh hoạt đồng đội là một hình thức nhằm tạo sự đoàn kết giữa các chiến sĩ Hải quân.
Sinh hoạt đồng đội là một hình thức nhằm tạo sự đoàn kết giữa các chiến sĩ Hải quân.
Cháu Phan Ngọc Hân (ngồi trước) là công dân duy nhất của đảo Sinh Tồn được sinh ra trên đảo. Trước 2 tháng em bé ra đời, Hải quân Vùng 4 cử bác sĩ ra tận đảo để chăm sóc cho thai phụ và làm công tác đỡ đẻ. Tại các đảo có dân sinh sống, trẻ em luôn được chăm sóc chu đáo, được học tập từ hệ mẫu giáo đến tiểu học, sau đó trở về đất liền tiếp tục học tập theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cháu Phan Ngọc Hân (ngồi trước) là công dân duy nhất của đảo Sinh Tồn được sinh ra trên đảo. Trước 2 tháng em bé ra đời, Hải quân Vùng 4 cử bác sĩ ra tận đảo để chăm sóc cho thai phụ và làm công tác đỡ đẻ. Tại các đảo có dân sinh sống, trẻ em luôn được chăm sóc chu đáo, được học tập từ hệ mẫu giáo đến tiểu học, sau đó trở về đất liền tiếp tục học tập theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phóng sự ảnh: NGỌC PHÚ – SƠN TRUNG

;
.
.
.
.
.