THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC: Nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu

.

Ngày 29-12, phát biểu kết luận hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải nhanh chóng triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2018 ngay từ ngày đầu tháng 1, không để tình trạng đầu năm thong thả, cuối năm vất vả.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Nghị quyết 27 của Chính phủ.               				                                             Ảnh: VGP
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Nghị quyết 27 của Chính phủ. Ảnh: VGP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những ý kiến phát biểu và yêu cầu các bộ, ngành, thành viên Chính phủ nghiêm túc tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị ngày 28-12; yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và trình Thủ tướng ký ban hành ngay trong đầu tháng 1-2018.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập những thành tựu về kim ngạch xuất khẩu, thu hút FDI, thành lập doanh nghiệp mới, khách du lịch, giảm nợ công… và cả các kỷ lục “buồn” như về thiên tai, số vụ án liên quan đến cán bộ cấp cao… Vậy kinh nghiệm, bài học rút ra sau 1 năm là gì? Thủ tướng nêu rõ, đó là nêu cao trách nhiệm của mỗi cá nhân người đứng đầu vì “làm ì  ạch thì làm sao có cách mạng, làm sao hoàn thành được” và gắn với phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ. Các chỉ tiêu phải được lượng hóa, đo đếm được, kiểm tra được; tập trung rà soát, đối thoại, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quyết liệt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Chính quyền các cấp có sự tương tác, phản hồi tích cực với người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng nêu rõ một số công việc cần triển khai năm 2018. Đó là tăng trưởng kinh tế phải đạt cận trên mức Quốc hội thông qua cho năm 2018 (từ 6,5 - 6,7%), tức là ít nhất phải đạt 6,7%, bởi tăng trưởng sẽ giải quyết được nhiều vấn đề, từ việc làm cho đến thu ngân sách, nợ công, thu nhập bình quân đầu người… “Một đất nước thu nhập bình quân đầu người 2.335 USD thì có gì quá phấn khởi, có phải là nỗi buồn của những người lãnh đạo khi thu nhập bình quân người dân thấp như thế”, Thủ tướng chia sẻ.

Yêu cầu thứ hai là phải có chuyển biến mạnh mẽ về sức sống, về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của từng ngành, từng địa phương, từng doanh nghiệp, kể cả sản phẩm quốc gia.

Một yêu cầu nữa là xã hội bình yên hơn, an ninh an toàn hơn, mọi người dân, nhất là người nghèo, người yếu thế có cuộc sống tốt hơn, cả về vật chất lẫn tinh thần. Phải có biện pháp xây dựng nền kinh tế tự chủ, phù hợp với hoàn cảnh mới. “Năm 2018, chúng ta phải tiếp tục nỗ lực cao nhất để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm nay. Chúng ta thống nhất chủ đề năm 2018 với 10 chữ dễ nhớ để vận dụng ở địa phương mình, ngành mình: Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu cụ thể phục vụ công tác chỉ đạo điều hành theo chức năng, nhiệm vụ được giao và thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các nghị quyết Trung ương, Quốc hội và Nghị quyết 01 của Chính phủ. Trong đó, chú trọng phát triển bền vững, không lơ là kinh tế vĩ mô, phải tái cơ cấu kinh tế một cách thực sự.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phải có biện pháp xây dựng nền kinh tế tự chủ, phù hợp với hoàn cảnh mới và khuyến khích, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phát triển kinh tế tư nhân phát triển trở thành động lực của nền kinh tế theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII). Cùng với đó, đầu tư phát triển các sản phẩm mang tầm thương hiệu quốc gia, nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp Nhà nước; chú trọng thu hút FDI có chọn lọc, hiệu quả, kết nối doanh nghiệp tư nhân trong nước với doanh nghiệp FDI; tổ chức thị trường trong nước gắn với khuyến khích nhu cầu tiêu dùng trong nước, nâng tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước. Năm 2018, phấn đấu xuất khẩu đạt 40 tỷ USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 30% GDP; tăng lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam từ 15-17 triệu lượt; phấn đấu giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 3% GDP và đưa nông nghiệp trở thành một ngành kinh tế thế mạnh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo xây dựng chuyên đề về phát triển công nghiệp, công nghiệp công nghệ cao; phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo; phát triển; xây dựng đô thị thông minh theo lộ trình gắn với xây dựng văn minh đô thị.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ, ngành tiếp tục tham mưu hoàn thiện cơ chế, chính sách, cải cách thể chế, cải cách hành chính để cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh gắn với kỷ luật, kỷ cương hành chính, phòng, chống tham nhũng hiệu quả; xóa bỏ tư duy xin - cho. Thủ tướng yêu cầu phát triển kinh tế nhưng phải giữ gìn và phát triển môi trường văn hóa; bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Cùng với đó, tập trung đổi mới giáo dục, phát triển khoa học và công nghệ, y tế, nâng cao chất lượng dân số; bảo đảm an ninh trật tự xã hội; tiếp tục quản lý hiệu quả tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai…

Thủ tướng yêu cầu công tác thông tin truyền thông phải kịp thời, tạo sự thuận lợi cung cấp thông tin cho báo chí; đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước, xử lý nghiêm các vi phạm. Nhiệm vụ trước mắt là thực hiện tốt cung cầu hàng hóa thiết yếu; tập trung chăm lo Tết cho người dân, nhất là lo cho vùng thiên tai; không để người dân rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, đứt bữa.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Quan trọng nhất là tổ chức thực hiện, là một khâu yếu, một nút thắt cổ chai hiện nay, phải được tháo gỡ. Từ lời nói để hành động, từ hội trường ủy ban, tỉnh ủy đến dân, đến cơ sở phải giảm khoảng cách tốt hơn nữa, để từ đó tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết 01 ở địa phương mình”. Thủ tướng cũng cho rằng, tăng trưởng nằm ở địa phương, nơi quản lý đất đai, nguồn lực, đến môi trường đầu tư, cán bộ thực hiện. Do đó, địa phương mạnh thì Chính phủ, Trung ương sẽ mạnh.

 

"Một đất nước thu nhập bình quân đầu người 2.335 USD thì có gì quá phấn khởi, có phải là nỗi buồn của những người lãnh đạo khi thu nhập bình quân người dân thấp như thế”

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

S.TRUNG 

về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và trình Thủ tướng ký ban hành ngay trong đầu tháng 1-2018.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập những thành tựu về kim ngạch xuất khẩu, thu hút FDI, thành lập doanh nghiệp mới, khách du lịch, giảm nợ công… và cả các kỷ lục “buồn” như về thiên tai, số vụ án liên quan đến cán bộ cấp cao… Vậy kinh nghiệm, bài học rút ra sau 1 năm là gì? Thủ tướng nêu rõ, đó là nêu cao trách nhiệm của mỗi cá nhân người đứng đầu vì “làm ì  ạch thì làm sao có cách mạng, làm sao hoàn thành được” và gắn với phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ. Các chỉ tiêu phải được lượng hóa, đo đếm được, kiểm tra được; tập trung rà soát, đối thoại, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quyết liệt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Chính quyền các cấp có sự tương tác, phản hồi tích cực với người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng nêu rõ một số công việc cần triển khai năm 2018. Đó là tăng trưởng kinh tế phải đạt cận trên mức Quốc hội thông qua cho năm 2018 (từ 6,5 - 6,7%), tức là ít nhất phải đạt 6,7%, bởi tăng trưởng sẽ giải quyết được nhiều vấn đề, từ việc làm cho đến thu ngân sách, nợ công, thu nhập bình quân đầu người… “Một đất nước thu nhập bình quân đầu người 2.335 USD thì có gì quá phấn khởi, có phải là nỗi buồn của những người lãnh đạo khi thu nhập bình quân người dân thấp như thế”, Thủ tướng chia sẻ.
Yêu cầu thứ hai là phải có chuyển biến mạnh mẽ về sức sống, về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của từng ngành, từng địa phương, từng doanh nghiệp, kể cả sản phẩm quốc gia.
Một yêu cầu nữa là xã hội bình yên hơn, an ninh an toàn hơn, mọi người dân, nhất là người nghèo, người yếu thế có cuộc sống tốt hơn, cả về vật chất lẫn tinh thần. Phải có biện pháp xây dựng nền kinh tế tự chủ, phù hợp với hoàn cảnh mới. “Năm 2018, chúng ta phải tiếp tục nỗ lực cao nhất để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm nay. Chúng ta thống nhất chủ đề năm 2018 với 10 chữ dễ nhớ để vận dụng ở địa phương mình, ngành mình: Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu cụ thể phục vụ công tác chỉ đạo điều hành theo chức năng, nhiệm vụ được giao và thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các nghị quyết Trung ương, Quốc hội và Nghị quyết 01 của Chính phủ. Trong đó, chú trọng phát triển bền vững, không lơ là kinh tế vĩ mô, phải tái cơ cấu kinh tế một cách thực sự.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phải có biện pháp xây dựng nền kinh tế tự chủ, phù hợp với hoàn cảnh mới và khuyến khích, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phát triển kinh tế tư nhân phát triển trở thành động lực của nền kinh tế theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII). Cùng với đó, đầu tư phát triển các sản phẩm mang tầm thương hiệu quốc gia, nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp Nhà nước; chú trọng thu hút FDI có chọn lọc, hiệu quả, kết nối doanh nghiệp tư nhân trong nước với doanh nghiệp FDI; tổ chức thị trường trong nước gắn với khuyến khích nhu cầu tiêu dùng trong nước, nâng tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước. Năm 2018, phấn đấu xuất khẩu đạt 40 tỷ USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 30% GDP; tăng lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam từ 15-17 triệu lượt; phấn đấu giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 3% GDP và đưa nông nghiệp trở thành một ngành kinh tế thế mạnh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo xây dựng chuyên đề về phát triển công nghiệp, công nghiệp công nghệ cao; phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo; phát triển; xây dựng đô thị thông minh theo lộ trình gắn với xây dựng văn minh đô thị.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ, ngành tiếp tục tham mưu hoàn thiện cơ chế, chính sách, cải cách thể chế, cải cách hành chính để cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh gắn với kỷ luật, kỷ cương hành chính, phòng, chống tham nhũng hiệu quả; xóa bỏ tư duy xin - cho. Thủ tướng yêu cầu phát triển kinh tế nhưng phải giữ gìn và phát triển môi trường văn hóa; bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Cùng với đó, tập trung đổi mới giáo dục, phát triển khoa học và công nghệ, y tế, nâng cao chất lượng dân số; bảo đảm an ninh trật tự xã hội; tiếp tục quản lý hiệu quả tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai…
Thủ tướng yêu cầu công tác thông tin truyền thông phải kịp thời, tạo sự thuận lợi cung cấp thông tin cho báo chí; đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước, xử lý nghiêm các vi phạm. Nhiệm vụ trước mắt là thực hiện tốt cung cầu hàng hóa thiết yếu; tập trung chăm lo Tết cho người dân, nhất là lo cho vùng thiên tai; không để người dân rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, đứt bữa.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Quan trọng nhất là tổ chức thực hiện, là một khâu yếu, một nút thắt cổ chai hiện nay, phải được tháo gỡ. Từ lời nói để hành động, từ hội trường ủy ban, tỉnh ủy đến dân, đến cơ sở phải giảm khoảng cách tốt hơn nữa, để từ đó tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết 01 ở địa phương mình”. Thủ tướng cũng cho rằng, tăng trưởng nằm ở địa phương, nơi quản lý đất đai, nguồn lực, đến môi trường đầu tư, cán bộ thực hiện. Do đó, địa phương mạnh thì Chính phủ, Trung ương sẽ mạnh.
S.TRUNG
;
.
.
.
.
.