Khẳng định đô thị loại 1 của thành phố trực thuộc Trung ương

.

Cách đây 20 năm, vào năm 2003, Đà Nẵng được công nhận là đô thị loại 1. So với Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25-5-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII về phân loại đô thị và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25-5-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, hiện thành phố Đà Nẵng có 9/59 tiêu chuẩn chưa đạt. Thành phố đã và đang điều chỉnh chương trình phát triển đô thị để khắc phục và hoàn thiện các tiêu chuẩn chưa đạt nhằm khẳng định thành phố đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương.

Chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030 đang được điều chỉnh để khắc phục và hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu nhằm khẳng định đô thị loại 1. Trong ảnh: Một góc đô thị Đà Nẵng nhìn từ đường Phạm Văn Đồng.  Ảnh: HOÀNG HIỆP
Chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030 đang được điều chỉnh để khắc phục và hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu nhằm khẳng định đô thị loại 1. TRONG ẢNH: Một góc đô thị Đà Nẵng nhìn từ đường Phạm Văn Đồng. Ảnh: HOÀNG HIỆP

Cần khắc phục 9 tiêu chuẩn chưa đạt

20 năm trước, căn cứ Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5-10-2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị, cấp quản lý đô thị và kết quả của hội đồng thẩm định đề án công nhận đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng làm chủ tịch hội đồng, ngày 15-7-2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 145/2003/QĐ-TTg công nhận thành phố Đà Nẵng là đô thị loại 1. Theo đó, thành phố Đà Nẵng có tổng số điểm được đánh giá theo các tiêu chí cao hơn tổng số điểm yêu cầu gần 10 điểm, trong đó, nổi bật nhất là các tiêu chí về môi trường, mật độ dân cư, cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ, năng lực quản lý.

Tuy nhiên, theo Ban Đô thị HĐND thành phố, căn cứ nội dung Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 (gồm 59 tiêu chuẩn thuộc 5 tiêu chí), tiêu chuẩn đô thị loại 1 của một thành phố trực thuộc Trung ương là quy mô dân số 1,5 triệu người trở lên; diện tích tự nhiên 1.500km2 trở lên; số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 11 đơn vị trở lên và tỷ lệ số quận trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên; đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại 1; cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định. Theo đó, Đà Nẵng đã đạt 4/5 tiêu chí, nhưng còn 9/59 tiêu chuẩn chưa đạt. Đến năm 2030, thành phố cần hoàn thành các tiêu chí, tiêu chuẩn chưa đạt để khẳng định Đà Nẵng là đô thị loại 1 Trung ương.

Phó Ban đô thị HĐND thành phố Lê Văn Dũng cho biết, hiện Đà Nẵng đã đạt điểm tối đa đối với 36/59 tiêu chuẩn về đô thị loại 1; 11/59 tiêu chuẩn đạt điểm trung bình; 3/59 tiêu chuẩn mới đạt điểm tối thiểu và 9/59 tiêu chuẩn chưa đạt. Theo đó, về mật độ dân số toàn đô thị, Đà Nẵng chỉ mới đạt 961 người/km2, trong khi tiêu chuẩn là 2.000 - 3.000 người/km2; mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị khu vực nội thành chỉ đạt 6.600 người/km2 so với tiêu chuẩn 10.000-12.000 người/km2. Thành phố chỉ mới có 5 công trình thể dục, thể thao cấp đô thị, trong khi tiêu chuẩn phải có 7-10 công trình. Tỷ lệ đất giao thông so với đất đô thị, tiêu chuẩn từ 16-24%, nhưng thành phố mới đạt 15,6%; về mật độ đường giao thông, mới đạt 4,49km/km2 so với yêu cầu là 10-13km/km2; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng mới chỉ đạt hơn 3%, còn tiêu chuẩn là 15-20%. Về tỷ lệ đất cây xanh đô thị, yêu cầu phải đạt 10-15m2/người, hiện thành phố chỉ đạt 3,95m2/người; đất cây xanh công cộng khu vực nội thị thì yêu cầu 5-6m2/người, nhưng mới đạt 2,6m2/người. “Để đạt được đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương, thành phố phải nỗ lực, phấn đấu hơn nữa để đạt 9 tiêu chuẩn nói trên”, ông Lê Văn Dũng nói.

Đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật khung, công trình đầu mối ưu tiên

Giám đốc Sở Xây dựng Phùng Phú Phong cho rằng, 1 tiêu chí và 9 tiêu chuẩn chưa đạt được nói trên đang được thành phố tính toán, lồng ghép trong tất cả đồ án, chương trình, quy hoạch... khác nhau. Thành phố đang điều chỉnh chương trình phát triển đô thị theo hướng bổ sung những công trình, dự án đô thị phù hợp, thực hiện trong 2 giai đoạn từ năm 2023-2025 và từ năm 2025-2030 để đạt 9 tiêu chuẩn còn thiếu nói trên của đô thị. Ngày 30-12-2022, UBND thành phố ban hành Quyết định số 3431/QĐ-UBND về việc điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030.

Theo đó, trong giai đoạn đầu, từ năm 2023-2025, thành phố phấn đấu đạt 7 công trình thể dục, thể thao cấp đô thị; tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng đô thị đạt 16%; tỷ lệ mật độ đường giao thông đô thị 10km/km2; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng15%; tỷ lệ đất cây xanh công cộng khu vực nội thị đạt 5m2/người; tỷ lệ đất cây xanh công cộng toàn đô thị 10m2/người; 60% tuyến phố văn minh đô thị (so với tổng số tuyến phố chính); 14 công trình thương mại dịch vụ cấp đô thị.

Trong giai đoạn 2025-2030, thành phố phấn đấu đạt 10 công trình thể dục, thể thao cấp đô thị; tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng đô thị đạt 24%; tỷ lệ mật độ đường giao thông đô thị 13km/km2; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng 20%; tỷ lệ đất cây xanh công cộng khu vực nội thị đạt 6m2/người; tỷ lệ đất cây xanh công cộng toàn đô thị 15m2/người.

Để đạt được các tiêu chuẩn nói trên, thành phố ưu tiên đầu tư các dự án phát triển hệ thống hạ tầng khung và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật có khả năng khắc phục các tiêu chuẩn còn thiếu, còn yếu của đô thị tương ứng với từng giai đoạn; các khu đô thị mới, dự án tái thiết, dự án tái định cư, khu công nghiệp, khu du lịch... để tăng mặt độ dân số; công trình thể dục, thể thao cấp đô thị...

Thành phố ưu tiên đầu tư các công trình giao thông để tăng tỷ lệ đất giao thông so với đất đô thị, mật độ đường giao thông, tỷ lệ vận tải hành khách công cộng. Đồng thời, xây dựng công viên cây xanh để tăng đất cây xanh toàn đô thị, đất cây xanh công cộng khu vực nội thị.

Cùng với đó, thành phố cải tạo, chỉnh trang các tuyến phố văn minh đô thị; đầu tư công trình thương mại dịch vụ cấp đô thị. Các dự án không thuộc trường hợp ưu tiên đầu tư vẫn sẽ triển khai theo đúng quy định của pháp luật nhằm duy trì các tiêu chuẩn đã đạt điểm tối đa; đạt điểm tối đa đối với các tiêu chuẩn trung bình.

Hướng đến năm 2045, thành phố Đà Nẵng đạt điểm tối đa các tiêu chuẩn của đô thị loại 1; đồng thời, đạt điểm đối với tiêu chí đô thị loại đặc biệt, theo Quyết định số 3431/QĐ-UBND ngày 30-12-2022 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030. 

HOÀNG HIỆP

;
;
.
.
.
.
.
Mở bán Masteri Lakeside Ocean Park Phân khu Sông Town Caraworld The Foresta Khang Điền Dự án Eco Retreat Long An