Vén màn bí ẩn "nghĩa địa tàu vũ trụ" trong lòng Thái Bình Dương

.

Point Nemo là nơi an nghỉ cuối cùng của những con tàu vũ trụ, hay các trạm vũ trụ đã ngừng hoạt động.

Điều ít biết về nghĩa địa Point Nemo

Trên Trái Đất có một khu vực bí mật được biết đến với tên gọi Point Nemo (tạm dịch theo tiếng Latinh là "không có người") ở phía nam Thái Bình Dương, nằm giữa Nam Mỹ và New Zealand. Nơi đây cách khu vực có người ở nhất trên trái đất xa nhất, nằm ngoài vị trí định vị của tàu thuyền và là địa điểm lý tưởng để chôn vùi những con tàu vũ trụ, hay các trạm vũ trụ đã hoặc đang chuẩn bị ngừng hoạt động. Đó là lý do tại sao Point Nemo được NASA gọi là  “Nghĩa địa tàu vũ trụ”.

Vị trí Point Nemo trên bản đồ. Ảnh: Red Bull.
Vị trí Point Nemo trên bản đồ. Ảnh: Red Bull.

Nghĩa địa Point Nemo trải rộng trên diện tích 17 triệu km2, có tọa độ chính xác 48 độ 52,6 phút vĩ độ nam và 123 độ 23,6 phút kinh độ tây, chứa xác của các con tàu vũ trụ nằm rải rác đến hàng trăm km. Mỗi tàu vũ trụ được “chôn” ở độ sâu 4km dưới đáy biển và thợ lặn hầu như không có cơ hội quan sát chúng.

Có một nghịch lý là các trạm vũ trụ ở bên ngoài không gian lại gần nghĩa địa này hơn là nơi con người sinh sống. Chẳng hạn như Trạm không gian quốc tế (ISS) trên quỹ đạo cách Point Nemo 400km, trong khi Đảo Phục Sinh, được coi là nơi có người ở gần nhất với khu vực này lại cách xa hơn 2.600km.

Chiếc tàu vũ trụ đầu tiên được “chôn” tại khu nghĩa địa Point Nemo vào năm 1971. Từ đó đến nay, Point Nemo đã trở thành nơi “an nghỉ” của hơn 260 tàu vũ trụ. Nga là quốc gia có số lượng tàu vũ trụ được chôn nhiều nhất ở Point Nemo, với tổng cộng 140 chiếc. Ngoài ra, nghĩa địa này cũng tiếp nhận 5 tàu vũ trụ chở hàng của Cơ quan Không gian Châu Âu, 6 tàu vũ trụ chở hàng không người lái đầu tiên của Nhật Bản (HTV), 1 tên lửa Space X và trạm vũ trụ Mir.

“Tang lễ” của các con tàu vũ trụ diễn ra như thế nào?

Tang lễ chấm dứt sự sống của các con tàu vũ trụ đều được tính toán một cách chính xác và cẩn thận để tránh không gây ra bất cứ mối nguy hiểm nào. Chúng đều không được “chôn cất” một cách nguyên vẹn mà sẽ bị đốt cháy hoặc phân thành từng mảnh.

Để "chôn" một con tàu trong nghĩa địa này, các cơ quan không gian phải dành thời gian để điều khiển và kiểm soát nó rơi đúng nơi. Các vệ tinh nhỏ thường chẳng bao giờ bay trở lại khí quyển trái đất và sẽ bốc cháy, trong khi những phương tiện lớn hơn thì bị phân thành nhiều mảnh và các mảnh vỡ của chúng kết thúc tại Port Nemo. 

Tàu vũ trụ không được “chôn cất” một cách nguyên vẹn mà sẽ bị đốt cháy hoặc phân thành từng mảnh. Ảnh: Mother Nature Network.
Tàu vũ trụ không được “chôn cất” một cách nguyên vẹn mà sẽ bị đốt cháy hoặc phân thành từng mảnh. Ảnh: Mother Nature Network.

Port Nemo cũng là nơi an nghỉ của các trạm vũ trụ. Khi trạm vũ trụ có quỹ đạo quá gần Trái Đất, các chuyên gia sẽ cắt luôn năng lượng, đưa nó xuống thấp hơn, sau đó kích hoạt nguồn năng lượng cuối cùng, đưa nó rơi vào khí quyển, thẳng xuống khu vực đã được chuẩn bị sẵn.

Tuy nhiên, đôi khi cũng xảy ra một số sự cố ngoài ý muốn. Chẳng hạn vào năm 1979, xác của trạm vũ trụ Skylab của Mỹ đã rơi không trúng địa điểm và bị nổ thành nhiều mảnh tại khu vực phía Tây Australia. Hiện nay, các mảnh vỡ của Skylab vẫn được trưng bày tại một số bảo tàng. Một sự cố khác cũng xảy ra đối với trạm vũ trụ Salyut-7. Vào năm 1991, nhiều mảnh vỡ của trạm vũ trụ Salyut-7 đã rơi xuống lãnh thổ Argentina. Thật may mắn là không có trường hợp thương vong nào trong các sự cố này.

“Những vị khách” nào sẽ yên nghỉ tại Port Nemo trong tương lai?

Nghĩa địa Port Nemo đang chờ đón “những vị khách đặc biệt” tiếp theo trong tương lai không xa.

Theo nhà thiên văn David Whitehouse, Trạm không gian vũ trụ quốc tế (ISS) dự kiến ngừng hoạt động trong thập kỷ tới và cần được đưa xuống điểm bất khả tiếp cận trên đại dương một cách cẩn thận. Do trạm ISS nặng 450 tấn, gấp 4 lần trạm vũ trụ Mir, đây sẽ là “một chuyến bay ấn tượng”. Một trạm không gian khác đang hoạt động của Trung Quốc cũng được bố trí yên nghỉ tại Port Nemo là  trạm vũ trụ Thiên Cung 1, nặng 8,5 tấn.

Tuy nhiên, Cơ quan không gian vũ trụ của (CNSA) Trung Quốc thông báo đã mất liên lạc với trạm Thiên Cung 1 từ năm 2016 nên không thể đảm bảo rằng trạm không gian này sẽ tan rã và rơi trong phạm vi của Point Nemo. Vị trí chính xác của trạm này đã không được xác định, chỉ vài giờ đồng hồ sau khi bay vào khí quyển.

Giới chức Trung Quốc đã thông báo cho Văn phòng Hoạt động Vũ trụ của Liên Hợp Quốc (UNDOOSA) rằng trạm Thiên Cung 1 sẽ sụp đổ trong khoảng thời gian từ tháng 10-2017 đến tháng 4-2018. Phần lớn các mảnh vỡ của trạm vũ trụ này sẽ bốc cháy trong không khí, song không tránh khỏi nguy cơ những mảnh vỡ lớn rơi sập Trái Đất, gây ra mối nguy hiểm tiềm tàng. 

Theo VOV

;
.
.
.
.
.