Cựu HLV Steve Darby chỉ ra 5 điểm yếu của bóng đá Việt Nam và nếu không sớm cải thiện nó, khoảng cách giữa Việt Nam với Thái Lan sẽ ngày càng bị nới rộng vào năm 2017.
HLV Steve Darby. |
Năm 2016, bóng đá Việt Nam có rất nhiều sự kiện tiêu biểu như việc đội tuyển quốc gia đã để tuột mất tấm vé vào trận chung kết AFF Suzuki Cup 2016. Trong hơn 1 thập kỷ qua, bóng đá Việt Nam đạt được một số thành tựu nổi bật.
Đội tuyển nữ Việt Nam giành huy chương vàng SEA Games 2001. ĐT nam Việt Nam giành chức vô địch AFF Suzuki Cup 2008 và mới đây nhất, U19 Việt Nam lọt vào vòng chung kết giải U20 Thế giới 2017.
Khoảng cách giữa bóng đá Việt Nam và Thái Lan vẫn còn ở một đoạn khá xa nhưng không thể không san lấp nếu giải quyết tốt 5 vấn đề lớn sau đây.
1. Các cầu thủ hãy học tiếng Anh
Ngôn ngữ là rào cản lớn để người Việt Nam có thể tăng khả năng tiếp cận tri thức. Rất ít người nói tiếng Anh, và thực tế họ đang bỏ lỡ một kho kiến thức giàu có trên internet hay trên truyền hình. Ngay cả các khóa huấn luyện của AFC cũng cần phiên dịch, tức là chất lượng khóa học cũng chỉ tốt như kỹ năng của người dịch mà thôi.
Xem bóng đá với bình luận tiếng Anh là cách tuyệt vời để phát triển ngôn ngữ và để học tập. Các cổ động viên Việt Nam nghe trực tiếp các phát biểu từ những chuyên gia như Pep Guardiola, HLV Arsene Wenger hay tiền đạo huyền thoại Thiery Henry, những người vẫn trò chuyện bằng tiếng Anh hàng ngày.
Bình luận viên nói tiếng Việt trong các trận đấu của Premier League đã giết chết sự thú vị từ ngôn ngữ Anh. Người Việt Nam yêu bóng đá Anh. Hãy để nó được phát sóng trực tiếp và rất nhiều người trẻ có thể phát triển được tiếng Anh của bản thân. Điều này không chỉ tốt cho bóng đá, mà cho cả dân tộc.
2. Xây dựng thêm nhiều trung tâm đào tạo
Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã phát triển một khu đào tạo đẳng cấp thế giới gần SVĐ quốc gia Mỹ Đình từ sự chi tiêu khôn ngoan của FIFA và AFC.
Tuy nhiên, 5 giờ chiều hàng ngày bạn sẽ thấy hàng trăm người chơi bóng trên các đường phố với khung thành là hai viên gạch. Bức tranh này được nhân rộng trên toàn quốc trong tất cả các thể loại bóng đá. Bạn phải đi xa hơn để tìm một địa điểm đá bóng hợp lý.
Mặc dù có rất nhiều người chấp nhận trả tiền để thi đấu trên mặt sân cỏ nhân tạo, các trận đấu vẫn cần được tổ chức công phu hơn và các giải đấu cần được nhân rộng hơn ở cả thành phố và nông thôn. Các tầng lớp trong xã hội đã được phục vụ tốt hơn nhưng họ có thể phát triển khả năng đá bóng nhiều hơn nếu cơ sở vật chất được cải thiện nhiều hơn nữa.
3. Chấm dứt nạn tham nhũng
“Kết thúc tham nhũng trong bóng đá Việt”, nói thì dễ hơn làm vì còn nhiều thách thức trong các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Thông thường, các cầu thủ trẻ được giáo dục hạn chế, và do đó, các giá trị đạo đức và đào tạo khác nhau.
Niềm của người hâm mộ với bóng đá nước nhà đang ngày càng giảm sút sau những vụ tham nhũng, bán độ. Ảnh: Goal.com |
V-League dạo gần đây lại xuất hiện một số scandal, một số cái tên đã bị lên án. Ngoài ra, những báo cáo về các nhà quản lý sử dụng tiền chỉ đơn giản là để lôi kéo các cầu thủ về đội của mình và chơi bóng.
VFF đã đưa ra những cái tên và những hình phạt khắc nghiệt dành cho các CLB lẫn cầu thủ cũng được đưa ra. Cảnh sát Việt Nam đã bắt giữ và bỏ tù một số người và những cầu thủ có liên đới. Đó là một cuộc chiến khó khăn, nhưng với sự tồn tại của môn thể thao vua, nó phải tiếp tục cho đến khi chiến thắng hoàn toàn.
4. Các ngoại binh cần có chất lượng tốt hơn
Các trận đấu tại V-League từng có sức cạnh tranh mạnh mẽ, sôi động và thu hút rất đông CĐV. Buồn thay, số lượng CĐV ngày càng suy giảm, và nhà tài trợ cũng dần ngoảnh mặt với bóng đá. Điều này đã dẫn đến sự sụt giảm nguồn thu và cả chất lượng của cầu thủ nước ngoài.
Thay vì các cầu thủ từ Nam Mỹ, Đông Âu và Nhật Bản, hầu hết cầu thủ nước ngoài đến từ châu Phi, những người sẵn sàng thi đấu với mức lương thấp. Vì vậy, phong cách chơi bóng, các xu hướng cũng phải thích ứng với họ, những đường chuyền dài và những cầu thủ chạy theo bóng.
Sau khi Công Vinh (phải) giải nghệ, bóng đá Việt Nam đối mặt với khoảng trống lớn ở vị trí tiền đạo cắm trên hàng công. Ảnh: Goal.com. |
Ngoài ra, có một thực tế tại các nước Đông Nam Á là cầu thủ nước ngoài thường sắm vai tiền đạo. Vì vậy, ai sẽ thế chỗ Công Vinh trên đội tuyển đây? Làm thế nào để tìm ra một tiền đạo đủ chất lượng từ các địa phương?
Cầu thủ ngoại chắc chắn phải tốt hơn cầu thủ nội, phải thu hút đám đông và chuyên nghiệp cả trong lẫn ngoài sân cỏ. Nếu họ không làm được điều này, sao họ có chỗ đứng trong đội hình chính?
Và tất cả người chơi, cả trong lẫn ngoài nước, thường không được đối xử một cách chuyên nghiệp khi nói đến vấn đề hợp đồng. Nhu cầu về người đại diện ở Việt Nam vì thế rất lớn, họ đảm bảo quyền lợi cho cầu thủ và đảm bảo phúc lợi nữa. Những người đại diện đã tạo nên sự khác biệt tích cực tại Malaysia và Ấn Độ.
5. Cầu thủ trẻ và truyền thông
Đội tuyển Việt Nam đã tiến bộ hơn và có trình độ ngang bằng hoặc cao hơn với các đội bóng hàng đầu khu vực. Bây giờ họ phải đặt mục tiêu thu hẹp hoảng cách với Thái Lan và cố gắng để tham gia một giải đấu lớn thật sự của châu Á.
Thành công từ những người trẻ không còn là một giấc mơ. Một đất nước 80 triệu dân, một số lượng lớn thanh thiếu niên có thể tạo nên nhiều thứ khác biệt.
Không có sự nghi ngờ về niềm đam mê bóng đá ở nơi đây. Hãy hy vọng các phương tiện truyền thông tham gia tích cực và hỗ trợ với thái độ đúng đắn, khoảng cách có thể được rút ngắn lại.
Theo TT&VH