Cá bám đá, cá mút đá

.

* Xin cho hỏi, cá bám đá và cá mút đá có phải là tên gọi chung cho một loài cá? Loài cá này sống ở đâu và giá trị sử dụng như thế nào? (Trần Hoàng Vi, Liên Chiểu, Đà Nẵng)

- Cá bám đá và cá mút đá là hai loài cá khác nhau.

Theo Từ điển Bách khoa Nông nghiệp Việt Nam (tra trực tuyến tại vitc.edu.vn), Cá bám đá có tên khoa học là Gyrinocheilus pennocki (Fowler), thuộc Họ Cá may (Gynnocheilidae)

Cá bám đá liền (ảnh trên) và cá mút đá với miệng tròn như chiếc đĩa và răng sắc nhọn.
Cá bám đá liền (ảnh trên) và cá mút đá với miệng tròn như chiếc đĩa và răng sắc nhọn.

Cá bám đá mõm dài, rộng, có những hàng gai nhỏ liên tục với môi trên. Miệng nằm dưới mõm, môi trên có khía. Môi dưới rộng, có tua thịt nhỏ. Không có râu. Mắt nhỏ, nằm ở giữa chiều dài đầu. Có một khe mang hình chữ nhật phía trên ria nắp mang.

Vảy trung bình. Vảy trước vây lưng và vảy cuống đuôi nhỏ. Đường bên trong. Khởi điểm vây lưng sau mút vây ngực. Khởi điểm vây bụng tương ứng với tia vây lưng phân nhánh thứ năm, sáu. Thân nâu đen, nhạt dần về phía bụng. Bụng có 10 - 12 sọc đen đứng không rõ lắm. Vây ngực, vây bụng và vây đuôi màu vàng có nhiều chấm đen nhỏ. Có một vệt đen rộng ngay gốc vây đuôi. Cá có kích thước nhỏ, sống ở vùng thượng lưu sông Đồng Nai, nơi nước chảy xiết, đáy và bờ có nhiều đá sỏi.

Cũng theo từ điển này, còn một loại có tên tương tự là Cá bám đá liền, tên khoa học là Sinogastromyzon tonkinensis Pellegrin, thuộc Họ Cá bám đá (Homalopteridae)

Cá bám đá liền cỡ nhỏ, thân dạng lá rất dẹt. Cuống đuôi hơi dẹp bên. Mắt ở phía trên hai bên đầu. Lỗ mũi to, gần mắt xa mõm. Có 2 đôi râu hàm ở góc miệng. 4 râu mõm xếp thành 1 hàng. Khe mang chạy từ lưng kéo dài xuống tới trước vây ngực. Thân phủ vảy nhỏ. Đường bên hoàn toàn. Khởi điểm vây lưng sau khởi điểm vây bụng. Lỗ hậu môn bị vây bụng che lấp. Vây hậu môn có tia gai cứng khỏe. Cá có thân màu xám, lưng sẫm hơn bụng. Trên thân có nhiều chấm đen, vây lưng và vây đuôi có vân sọc.

Thức ăn của cá bám đá liền là các loài tảo bám, chất hữu cơ vụn nát. Cá thành thục sau 1 - 2 năm tuổi. Mùa sinh sản vào tháng 3 - 4. Giống cá bám đá liền là giống cá điển hình sống ở các thác nước chảy xiết các sông suối Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cá này có ở Phú Thọ. Đây có lẽ là loài đặc hữu của Việt Nam.

Thịt cá bám đá liền ăn rất ngon, tuy cá cỡ nhỏ. Nhân dân địa phương có tập quán ăn gỏi (ăn sống). Cá đã trở nên rất hiếm gặp, vì khai thác quá mức và vì dòng chảy ở các đoạn sông suối, nơi ở của cá bị thay đổi. Mức đe dọa: Bậc R. Cấm khai thác và đánh bắt loài cá này vì đây là đại diện duy nhất thuộc họ Cá bám đá (Homalopteridae) được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam.

Cá mút đá biển, theo mô tả của Wikipedia, có danh pháp hai phần là Petromyzon marinus. Cá mút đá biển hay cá dọn biển là một loài cá sống ký sinh thuộc họ Petromyzontidae. Loài này được tìm thấy ở bờ biển Đại Tây Dương của châu Âu và Bắc Mỹ, ở phía tây Địa Trung Hải, và Ngũ Đại Hồ. Nó có màu nâu, xám hoặc đen trên lưng và màu trắng hoặc màu xám ở mặt dưới và có thể phát triển đến độ dài lên đến 90cm.

Cá mút đá, còn được gọi là cá “ma cà rồng” có chiều dài từ 60cm đến 90cm. Chúng có hình dạng trông giống lươn, nhưng hành vi của chúng lại giống loài đỉa. Với miệng tròn như chiếc đĩa và răng sắc nhọn, cá mút đá bám vào các loài cá khác và hút máu cũng như dịch cơ thể của chúng, khiến nạn nhân suy yếu hoặc tử vong.

ĐNCT

;
;
.
.
Hồ cá mini để bàn đẹp Hồ cá mini để bàn
.
.
.