Truyện cổ tích mang đến những điều tốt

.

“Nếu bạn muốn con bạn thông minh, hãy đọc cho chúng nghe những câu chuyện cổ tích. Nếu bạn muốn chúng thông minh hơn, hãy đọc cho chúng nhiều câu chuyện cổ tích hơn” (Albert Einstein)

Cô bé Lọ Lem-Phim hoạt hình Walt Disney
Cô bé Lọ Lem-Phim hoạt hình Walt Disney

Thúc đẩy trí tưởng tượng và hiểu biết văn hóa của trẻ

Rapunzel-Phim hoạt hình
Rapunzel-Phim hoạt hình

Trí tưởng tượng của trẻ là một thứ mạnh mẽ và độc đáo. Nó không chỉ được sử dụng để dựng lên những câu chuyện và trò chơi mà còn là yếu tố chính trong suy nghĩ sáng tạo và có thể xác định loại hình giáo dục, nghề nghiệp và có thể là cuộc sống của trẻ. Truyện dạy cho trẻ em về sự khác biệt văn hóa trên thế giới và còn tặng cho trẻ sự tò mò để tìm hiểu những điều mới và trải nghiệm những địa điểm, không gian mới.

Dạy cho trẻ nhỏ điều đúng điều sai

Goldilocks và ba chú gấu-Phim hoạt hình
Goldilocks và ba chú gấu-Phim hoạt hình

Đó là điều chính yếu của một câu chuyện cổ tích, tạo ra một bài học đạo đức mạnh mẽ, một cuộc chiến giữa thiện và ác, tình yêu và sự mất mát. Những bài học này xoa dịu và khích lệ con cái chúng ta. Theo The Telegraph, bà Goddard Blythe, Giám đốc Viện Tâm lý học thần kinh-sinh lý học ở Chester, cho biết: “Truyện cổ tích giúp dạy cho trẻ em hiểu đúng và sai, không phải thông qua dạy trực tiếp, mà thông qua hàm ý”. Những câu chuyện cổ tích dạy cho trẻ em rằng điều tốt sẽ luôn chiến thắng, tuy rằng điều này có thể không đúng hẳn trong các khía cạnh của thế giới thực. Bài học rất đơn giản và quan trọng, hãy là anh hùng, chính trực chứ không nên trở thành nhân vật phản diện.

Phát triển kỹ năng tư duy phê phán

Bạch Tuyết và bảy chú lùn-Phim hoạt hình Walt Disney
Bạch Tuyết và bảy chú lùn-Phim hoạt hình Walt Disney

Những câu chuyện cổ tích dạy cho trẻ biết suy nghĩ, phê phán. Trẻ em nhìn thấy hậu quả qua tính cách và sự quyết định của từng nhân vật trong truyện và học được rằng những gì sẽ xảy ra phụ thuộc vào lựa chọn của chúng. Không phải tất cả các nhân vật đều có thể là hình mẫu tốt, ngay cả “những người tốt” cũng có thể là “những nữ sát nhân gặp nạn”, hoặc là những “hoàng tử liều lĩnh, gan dạ”. Những gì câu chuyện kể lại là khi những điều xấu xảy ra, bạn phải có quyết định để lựa chọn thực hiện. Nếu bạn làm đúng, mọi thứ có thể sẽ ổn.

Giúp trẻ tự giải quyết cảm xúc

Những câu chuyện cổ tích còn dạy trẻ cách đối phó với xung đột trong chính bản thân các em. Nhà tâm lý học trẻ em Bruno Bettelheim tin rằng truyện cổ tích có thể giúp trẻ em đối phó với sự lo lắng mà chúng vẫn chưa thể giải thích. Trong truyện cổ tích, trẻ em thường là nhân vật chính và thường sẽ phải trải qua kinh nghiệm gian khó mới có thể chiến thắng được cái ác. Người đọc, nhất là trẻ em, có thể tìm thấy một mẫu hình anh hùng trong truyện cổ tích.

Và cuối cùng, trẻ em rất vui!

Sau khi đọc những truyện cổ tích, nhất là vào mùa đông, nhiều trẻ rất thích cuộn tròn trên giường và biến vào một thế giới khác, nơi những con rồng bay và hoàng tử chiến đấu. Và những ngày sau đó, những trò chơi của trẻ với bạn bè trong khu vườn nhà đã được cải thiện bởi trí tưởng tượng của chúng vẫn đang bơi trong không gian câu chuyện cổ tích thần thoại đêm qua.

Thằng người gỗ Picnocchio.
Thằng người gỗ Picnocchio.

Câu chuyện cổ tích Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn của anh em nhà Grimm được xử lý màu sắc phong phú trong bộ phim hoạt hình đầu tiên của Disney. Ghen tị với vẻ đẹp của Bạch Tuyết, hoàng hậu độc ác ra lệnh giết chết, nhưng sau đó phát hiện ra rằng Bạch Tuyết vẫn còn sống và trốn trong một ngôi nhà với bảy thợ tí hon thân thiện. Ngụy trang thành một con quỷ, hoàng hậu mang một quả táo độc cho Bạch Tuyết. Nhưng cái chết của nàng Bạch Tuyết đã bị phá vỡ chỉ bằng một nụ hôn từ hoàng tử.
Câu chuyện hoan nghênh lòng vị tha, tôn vinh sự rộng lượng và hy vọng.

Pinocchio là một bộ phim hoạt hình Mỹ sản xuất vào năm 1940 bởi hãng Walt Disney, dựa trên tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Pinocchio của nhà văn Carlo Collodi (1826-1890), là một tác giả hài hước và nhà báo, người Ý.

Người gỗ Pinocchio được biết đến với chiếc mũi trở nên dài hơn khi cậu ta bị căng thẳng, đặc biệt là trong khi nói dối. Bộ phim đề cập vấn đề là nếu bạn dũng cảm, trung thực và bạn lắng nghe lương tâm của mình, bạn sẽ tìm thấy sự cứu rỗi.

Truyện cổ tích cung cấp “thức ăn” cho trí tưởng tượng, thoát khỏi thế giới của chúng ta và làm con người vui hơn khi đọc. Nhưng truyện cổ tích cũng làm một điều gì đó khác: chúng mang lại sự yên tâm. Trong các câu chuyện cổ tích có một nhánh luân lý cho phép những điều tốt đẹp nảy nở và những điều xấu xa bị trừng phạt. Cho dù đó là các bài học đạo đức gián tiếp, cải thiện trí tưởng tượng của trẻ, giúp trẻ em tự phát minh và bảo đảm chúng biết có thể giành chiến thắng trước bất kỳ phù thủy độc ác nào.

HOÀNG ĐẶNG (theo Scottish Book Trust)

;
;
.
.
.
.
.