Sách mới, sách hay

.

1.Xuất bản lần đầu tiên vào đầu năm 2023, tác phẩm “Xin chào ngày nắng đẹp” của nhà thơ, nhà báo Hồ Huy Sơn là tập tản văn với những bài viết mang cảm xúc trong trẻo tinh khôi về con người và cuộc đời. Tác phẩm được cấu trúc thành ba phần: Ngày nắng đẹp, Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương, và Một trời thương nhớ.

Ở phần 1, Ngày nắng đẹp là những câu chuyện bình dị về chuyến tàu, cuốn sách cũ... nhưng tràn trề tình yêu cuộc sống, trân trọng từng khoảnh khắc của hiện tại. Phần 2 là các du ký được viết trên đường công tác hoặc du lịch, vừa quen lại vừa rất lạ với những cảm xúc bất ngờ của tác giả. Phần 3 là hoài niệm về gian bếp của mẹ với những món ăn hằn sâu trong ký ức, về đồng quê biết mấy yêu thương. Dù là viết về đề tài gì, những cảm xúc của tác giả đều rất sâu lắng và chân thực, và do đó, dễ dàng chạm đến trái tim độc giả.

Nhà thơ, nhà báo Hồ Huy Sơn là một cây bút 8X năng động, anh viết cho độc giả trưởng thành lẫn thiếu nhi. Bắt đầu từ tác phẩm đầu tay Con trai con gái (2007), đến nay, Hồ Huy Sơn đã có hơn mười tác phẩm được xuất bản. Trong đó, có thể kể đến: Ngày lạ (2009), Cơm nhà cơm người (2012), Rồi lẻ loi như gió (2016), Những đóa hoa lạ nhà, Hát cho lời quả sai (2017), Một cảnh không có trên phim (2018), Mây vẫn bay trên bầu trời thành phố (2021), Những ngọn đèn thơm (2022)…

2.Đầu năm 2023, NXB Giáo dục Việt Nam ra mắt cuốn sách Tinh hoa mỹ thuật Việt truyền thống - Hình tượng tiên nữ của nhóm tác giả Trần Hậu Yên Thế, Trần Trung Hiếu, Lê Thị Liễu, Trần May. Đây là một trong những đầu sách chất lượng cao của NXB Giáo dục Việt Nam. Sách tập trung khảo cứu về hình tượng tiên nữ trong mỹ thuật cổ Việt Nam từ thời tiền sử đến thời hiện đại. Tiên nữ là một hình tượng thường xuất hiện trong các truyền thuyết, truyện cổ tích, văn học, nghệ thuật và những công trình văn hóa của người Việt nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào lý giải đầy đủ và khái quát.

Với sự đam mê nhiệt huyết và cẩn trọng, nhóm tác giả đã dày công sưu tầm và khảo sát, thu thập tư liệu trực tiếp ở các công trình văn hóa (chùa, tháp, đền, miếu, đình làng...). Kết hợp với những lý thuyết và phương pháp mới nhất như: Lý thuyết sáng tạo truyền thống của Eric Hobsbawn hay Dân tộc biểu tượng luận của Anthony D. Smith, người viết đã trình bày một cách hệ thống về hình tượng tiên nữ trong văn hóa và mỹ thuật Đông - Tây như: Ấn Độ, Trung Quốc, Hi Lạp - La Mã, một số nước châu Âu... rồi liên hệ, so sánh đối chiếu với hình tượng tiên nữ Việt. Nhóm tác giả cũng giải thích khá thuyết phục về sự ra đời, tồn tại của hình tượng tiên nữ, qua đó làm sáng lên những đặc điểm và hệ giá trị của hệ đồ án tiên nữ đối với văn hóa Việt Nam. Điểm nổi bật của cuốn sách toát lên hình tượng tiên nữ đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam.

Cuốn sách được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao khi đóng góp vào nền văn hóa Việt Nam nói chung và ngành nghiên cứu mỹ thuật cổ nói riêng.

MẪU ĐƠN

;
;
.
.
.
.
.