1. Tác phẩm "Đời sống cà phê tại Nhật Bản: Từ chủ nghĩa hoàn hảo đến bản sắc văn hóa và chuyển đổi xã hội" của tác giả Merry White (dịch giả Thảo Minh, NXB Văn học, 2023) tiếp tục tạo được ấn tượng sâu sắc với những độc giả yêu thích dòng sách viết về văn hóa ẩm thực. Ở góc nhìn của mình, theo Merry White, cà phê - giờ đây đã trở thành thức uống của “tính hiện đại” cũng như “tính dân chủ” của đất nước Nhật Bản. Từ những quán cà phê truyền thống đóng vai trò là nơi trú ẩn để suy ngẫm và thảo luận, cho đến các chuỗi cửa hàng hiện đại nhộn nhịp phản ánh thị hiếu toàn cầu hóa của Nhật Bản, thế giới cà phê Nhật Bản là một mô hình thu nhỏ của những thay đổi và sự tiếp diễn ngày một lan tỏa rộng hơn trên đất nước.
"Đời sống cà phê tại Nhật Bản: Từ chủ nghĩa hoàn hảo đến bản sắc văn hóa và chuyển đổi xã hội" không chỉ là cuốn sách về cà phê mà còn là câu chuyện về sự phát triển của đô thị, sự biến đổi xã hội Nhật Bản suốt chiều dài 130 năm và những không gian nơi những động lực này giao nhau. Qua lăng kính nhân học của tác giả Merry White, chúng ta phát hiện ra rằng ở Nhật Bản, cà phê không chỉ đơn thuần là một thức uống; nó là con tàu chứa đựng những câu chuyện về con người, thành phố và lịch sử chung của họ.
Mang đến một cái nhìn sâu sắc vào cốt lõi của văn hóa đô thị Nhật Bản, đưa người đọc vào một hành trình khám phá mối quan hệ biến đổi của quốc gia này với cà phê, Merry White đi sâu vào những nét đặc trưng lịch sử, xã hội và văn hóa của cách mà cà phê và quán cà phê đã dệt chúng vào nền văn hóa Nhật Bản kể từ khi thức uống này được giới thiệu vào thế kỷ 19. Qua tác phẩm, người đọc cũng cảm nhận được phần nào triết lý về văn hóa ẩm thực. Merry White đã cho thấy, một phần của chúng ta được tạo thành từ những thứ chúng ta ăn. Để nghiên cứu một dân tộc, nếu ta bỏ lỡ văn hóa ẩm thực của họ thì cũng bỏ qua đặc trưng tính cách dân tộc nền tảng nhất để hiểu dân tộc ấy, bởi cách một dân tộc chọn lựa ăn uống phản ánh cách thích nghi của người dân với điều kiện tự nhiên và thái độ của họ với hệ sinh thái thiên nhiên.
2. Tái bản vào cuối năm 2023, tác phẩm “Gốm Việt Nam: Từ đất nung đến sứ” (NXB Mỹ thuật) của tác giả Trần Khánh Chương góp phần giúp độc giả có cái nhìn khá toàn diện về gốm Việt Nam. Ra đời cách đây khoảng hơn 2.000 năm, nghề gốm Việt Nam đã tạo nên những sắc thái riêng biệt, trở thành một trong số ít các quốc gia có nghề sản xuất đồ gốm men ra đời sớm và phát triển liên tục. Trải qua gần một vạn năm phát triển, nghệ thuật gốm Việt Nam đã có được một kho tàng vô cùng phong phú với sự sự đa dạng về chất liệu, tạo dáng và nghệ thuật trang trí độc đáo. Gốm là một trong những loại hình khá tiêu biểu của nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
Cùng khám phá hành trình của gốm Việt Nam thông qua tác phẩm “Gốm Việt Nam: Từ đất nung đến sứ” của tác giả Trần Khánh Chương công chúng cũng sẽ tìm hiểu được những thăng trầm của từng giai đoạn lịch sử, để thêm yêu mến và trân trọng những sản phẩm văn hóa mang dấu ấn, bản sắc văn hóa Việt. Tác phẩm gồm các nội dung cơ bản: Những vẻ đẹp của đồ Gốm Việt Nam; Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp của đồ Gốm gia dụng thời Lý; Nghệ thuật Gốm hoa nâu Việt Nam; Nghệ thuật Gốm hoa lam Việt Nam; Tượng Gốm Việt Nam; Gốm từ truyền thống đến hiện đại.
MẪU ĐƠN