Sách mới, sách hay

.

1. "Lịch sử chữ Quốc ngữ" của TS Phạm Thị Kiều Ly (NXB Văn học và Omega Plus, 2024) là công trình nghiên cứu 300 năm thăng trầm của chữ Quốc ngữ 1615-1919. "Lịch sử chữ Quốc ngữ" có tầm vóc bề thế nhất từ trước đến nay dựa trên nguồn tư liệu phong phú về lịch sử hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ. Đây là tác phẩm đáng đọc để hiểu về nguồn cội chữ viết mà chúng ta đang dùng hằng ngày.

Công trình “Lịch sử chữ Quốc ngữ” được xuất bản với các chương: Quá trình mô tả các ngôn ngữ trên thế giới; Phiên âm tiếng Đàng Trong bằng chữ La-tinh (1615-1631); Phiên âm tiếng Đàng Ngoài bằng chữ La-tinh; Hệ thống nguyên âm trong Dictionarium (Từ điển) của de Rhodes (1651) và chuẩn hóa chính tả; Chữ quốc ngữ thời kỳ Hội Thừa sai Paris (1658-1858); Chữ quốc ngữ thời thuộc địa.

 Tác giả cho biết, mất nhiều thời gian trau dồi kiến thức, học ngôn ngữ bản xứ để có thể tiếp cận, sưu tầm và phân tích các cổ văn viết bằng chữ La-tinh, văn tự Bồ Đào Nha, Italy nằm rải rác ở văn khố Roma (Italy), Paris (Pháp), Lisbon (Bồ Đào Nha), Ávila và Madrid (Tây Ban Nha). Tác giả cố gắng đặt mình vào vị trí của độc giả và của người Việt Nam nói chung, để tự vấn mình những vấn đề xoay quanh lịch sử chữ viết mà chúng ta dùng hằng ngày: hoàn cảnh ra đời, quá trình hình thành, phát triển, cũng như những nhân vật có nhiều đóng góp quan trọng chữ Quốc ngữ. Độc giả cũng có thể tìm thấy trong cuốn sách này những giải thích về logic chính tả của chữ Quốc ngữ…

TS Phạm Thị Kiều Ly chuyên nghiên cứu lịch sử chữ viết, ngôn ngữ các dân tộc Việt và ngữ học. Hiện bà giảng dạy Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Nằm trong chuỗi sự kiện “Tuần lễ sách của người làm báo”, “Cõi người dưng” là tác phẩm của nữ nhà báo Mỹ Jessica Bruder (NXB Phụ nữ Việt Nam, 2024). Cuốn sách khá hấp dẫn và thú vị bởi hành trình của một nhà báo nữ lái xe ròng rã 3 năm đi xuyên nước Mỹ, tới cả biên giới Mexico lẫn Canada, để thâm nhập vào đời sống du dân Mỹ - một lớp cư dân mới đang được hình thành. Ngay khi vừa xuất bản, “Cõi người dưng” trở thành hiện tượng của báo chí Mỹ.

Nhà báo Jessica Bruder bộc bạch, sự thôi thúc được tiếp cận với sự thật đã khiến cô sẵn sàng đóng vai một lao động cắm trại trong thời tiết khắc nghiệt âm nhiều độ C, một công nhân của Amazon trong mội trường làm việc đầy áp lực. Không chọn cách vài ba ngày lại tìm tới du dân, cô phóng viên trẻ đã quyết định cùng sống, cùng sinh hoạt, cùng lao động với họ để hiểu rõ hơn về “bộ tộc” mới nổi này. Cô muốn trở thành một nhân vật thân thuộc tại nơi họ cắm trại, làm việc, vì nếu không trải nghiệm, không sống như họ, cô không thể hiểu, không thể viết: “Những trải nghiệm như thế chính là phông nhạc nền để tôi viết ra quyển sách này. Không sống trong Halen, tôi không nghĩ mình có thể đủ gần gũi với họ để lắng nghe những câu chuyện họ kể”.

MẪU ĐƠN

;
;
.
.
.
.
.