1. Tác phẩm của nhà văn Vương Trí Nhàn “Người xưa cảnh tỉnh” (NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, tái bản 2024) là một bản tổng hợp có hệ thống về ý kiến phát biểu trên sách báo của các vị tiền bối đầu thế kỷ XX. Tác phẩm là kết quả mà tác giả đã cố công sưu tập được trong nhiều năm từ số sách báo cũ. Để thế hệ trẻ thời nay dễ đọc, tác giả cũng đã làm thêm phần chú giải những từ ngữ khó. Có thể coi đây là một việc làm công phu, độc đáo, góp phần rất lớn vào việc “xét tật mình”, mà người Việt thời nay, đặc biệt thế hệ trẻ có quan tâm tới tiền đồ dân tộc, nên coi là một tập cẩm nang xây dựng đất nước, trong tinh thần tham khảo học hỏi của người xưa.
Trong "Người xưa cảnh tỉnh", hai soạn giả Vương Trí Nhàn và Trần Văn Chánh mượn lời nói của người xưa để cảnh tỉnh người Việt thời nay. Người Việt thời nay, bên cạnh những nét văn hóa hay, còn có rất nhiều thói quen và quán tính chỉ có thể mô tả bằng một cụm từ: khó hòa nhập với thế giới văn minh.
Đây là cuốn sách không dễ đọc, nhưng khi đã đọc thì khó buông được, bởi vì hình như người đọc có thể tìm thấy hình bóng của chính mình hay những người chung quanh trong từng câu chữ trong sách. Từ đó nảy sinh tâm huyết đóng góp và biết cách đóng góp hữu hiệu xây dựng xã hội Việt Nam tốt đẹp hơn trong một tương lai không xa.
2. “Kệ hàng trống: Đứt gãy chuỗi cung ứng trong nền kinh tế toàn cầu” (NXB Trẻ, 9-2024) của tác giả James Rickards, dịch giả Trần Thị Ngân Tuyến miêu tả khủng hoảng chuỗi cung ứng đang đến hồi khốc liệt. Những sản phẩm bạn yêu thích không còn xuất hiện trên kệ hàng nữa: nó còn đang mắc kẹt đâu đó giữa Thái Bình Dương. Tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng này sẽ thế nào trong sáu tháng, hay thậm chí là ba năm nữa? Chúng ta vẫn kỳ vọng rằng các hành động phục hồi kinh tế và đời sống sau dịch bệnh sẽ giúp tháo gỡ các vấn đề này, nhưng thực tế là tiền số và mạng xã hội sẽ chẳng thể giải quyết được các vấn đề muôn thuở trong việc vận chuyển hàng hóa xuyên đại dương từ châu lục này đến châu lục khác.
Theo James Rickards, sự bất mãn của người tiêu dùng trước tình trạng thiếu thốn hàng hóa chỉ là phần chóp của một tảng băng vô cùng lớn đang đe dọa nền kinh tế toàn cầu.
Trong "Kệ hàng trống", Rickards chia sẻ những dự đoán của bản thân ông về một nền kinh tế mới sau dịch bệnh, đồng thời chỉ cách cho người tiêu dùng và chủ doanh nghiệp đón đầu những khủng hoảng sắp tới. Nền kinh tế toàn cầu sẽ đối mặt với nhiều thử thách trong tương lai gần, và việc chúng ta chìm hay nổi trong cơn sóng dữ phụ thuộc vào việc ta tự trang bị cho mình tốt đến đâu và làm những gì để ngăn chặn cuộc sụp đổ sắp tới.
MẪU ĐƠN