Sau khi Đà Nẵng thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương (năm 1997), các cơ quan, cán bộ và nhân dân đều bận rộn với bầu khí rất sôi động, ai cũng cảm thấy như mình có thêm một nhiệm vụ: tư cách công dân của một đô thị loại I cấp Quốc gia. Mỗi ngành, mỗi địa phương và mỗi người háo hức bước vào giai đoạn mới, tất cả đều muốn có phần mình trong công cuộc đổi mới, làm cho thành phố này xứng đáng là nơi đáng để nhắc đến, đáng để tự hào. Ngành Khoa học thành phố hòa chung trong khí thế ấy, vừa ổn định tổ chức, vừa triển khai những đề tài nghiên cứu, có đề tài giải quyết vấn đề chiến lược, có đề tài giải quyết một nhiệm vụ khoa học cụ thể.
Để trả lời cho câu hỏi: với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết, địa lý... của Đà Nẵng thì nên chọn cây gì để ưu tiên trồng? Kết quả sau thời gian nghiên cứu về loại cây cần cho Đà Nẵng trồng là “cây thích hợp”. Ảnh: M.L |
Thời ấy, lãnh đạo thành phố dành sự quan tâm lớn đến ngành khoa học. Nhân dân hiểu và chia sẻ sự trăn trở và lo lắng của lãnh đạo trước thực tiễn vừa mới mẻ, ngổn ngang công việc, vừa thiếu nhân lực ngang tầm trong đó lo nhất là làm sao cải thiện được môi trường kinh tế, đặc biệt là môi trường đầu tư, làm sao xây dựng một ứng xử văn minh mà không ít địa phương vừa chuyển từ xã lên phường, làm sao để Đà Nẵng phát huy được vai trò đầu tàu và trung tâm của khu vực…
Để nhanh chóng tạo sự thay đổi thành phố chọn lĩnh vực di dời giải tỏa và xây dựng kết cấu hạ tầng làm khâu đột phá. Hơn 25 năm qua là một quá trình chuyển biến bền bỉ và sâu sắc, thu nhập đầu người từ chỗ trên dưới 200 USD (năm 1996) đến nay gần 5.000 USD. Chính quyền và người dân thành phố đã làm cho Đà Nẵng từ chỗ quy mô ngang một đơn vị hành chính cấp huyện trở thành một trong 5 đô thị trực thuộc Trung ương.
"Khi thực tiễn có nhu cầu sẽ thúc đẩy khoa học phát triển hơn mười trường đại học” (F. ENGELS) |
Trong quá trình phát triển đó, khoa học - công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng, nó không chỉ cung cấp các luận cứ, phân tích thực tế và đề xuất các giải pháp phát triển thành phố hằng năm và 5 năm, mà còn giải quyết các tình huống cụ thể trong công tác bảo vệ môi trường, cải tiến kỹ thuật và hỗ trợ đầu tư công nghệ mới cho các doanh nghiệp. Lãnh đạo thành phố tìm thấy ở nghiên cứu khoa học câu trả lời cho những vấn đề cần tìm. Tuy nhiên cũng còn những vấn đề cần có sự đổi mới mạnh mẽ hơn nữa.
Vấn đề lớn nhất của nghiên cứu khoa học cấp địa phương ngoài những nội dung quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực phụ trách, việc triển khai các đề tài có một ý nghĩa quan trọng. “Khi thực tiễn có nhu cầu sẽ thúc đẩy khoa học phát triển hơn mười trường đại học” (F. Engels), điều này cũng có nghĩa là bản thân nền kinh tế, thông qua các hoạt động của doanh nghiệp phải gắn bó hữu cơ với nghiên cứu phát triển (R&D). Điều kiện quyết định để tăng năng suất và chiến thắng trên thị trường là khả năng ứng dụng công nghệ mới vào trong sản xuất. Một nước phát triển là nước có nhiều phát minh, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, không có phép màu nào có thể thay thế điều nhận thức phổ biến và đơn giản này.
Dĩ nhiên điều kiện về quy mô kinh tế, nguồn lực, năng lực thị trường… chi phối đến trình độ nghiên cứu của địa phương. May mắn là cuộc cách mạng số hiện nay mở ra cơ hội lớn cho những địa phương/quốc gia đi sau, lợi thế về trí tuệ, sự sáng tạo cho phép có sự đột biến. Đài Loan (Trung Quốc) hiện nắm gần 90% sản phẩm chip điện tử toàn thế giới, cũng có nghĩa là nắm quyền quyết định khả năng sản phẩm thông minh của nhân loại. Đây cũng là một gợi ý cho các quốc gia muốn lựa chọn lĩnh vực thông minh tham gia vào quá trình toàn cầu hóa. Đà Nẵng đang định hướng phát triển theo hướng công nghệ mới là một lựa chọn tối ưu, vấn đề là ngành khoa học làm gì để hiện thực hóa và thúc đẩy mục tiêu ấy thành hiện thực.
Trong quá trình phát triển, khoa học - công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng, nó không chỉ cung cấp các luận cứ, phân tích thực tế và đề xuất các giải pháp phát triển thành phố hằng năm và 5 năm, mà còn giải quyết các tình huống cụ thể trong công tác bảo vệ môi trường, cải tiến kỹ thuật và hỗ trợ đầu tư công nghệ mới cho các doanh nghiệp. Lãnh đạo thành phố tìm thấy ở nghiên cứu khoa học câu trả lời cho những vấn đề cần tìm. Tuy nhiên cũng còn những vấn đề cần có sự đổi mới mạnh mẽ hơn nữa. |
Đội ngũ triển khai đề tài là khâu trọng yếu, bởi ý tưởng dù tốt đến mấy mà không có người thực hiện thì “dù có cánh cũng không thể bay được”. Hiện nay, hầu hết các chuyên gia, nhà khoa học làm việc tại các trường đại học, cao đẳng. Vấn đề lớn nhất là các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tìm thấy nơi đội ngũ khá phong phú và hùng hậu này sự hợp tác nghiên cứu và triển khai. Ngành khoa học với tư cách là cơ quan quản lý có vai trò không thể thay thế để tạo ra sự trao đổi, hợp tác này.
Nhiều người làm khoa học trên địa bàn vẫn còn nhớ câu chuyện liên quan đến nghiên cứu trước đây. Sau năm 1975 tỉnh cần có một nghiên cứu tổng thể về sự lựa chọn cây xanh để trồng trên các tuyến đường (chủ yếu ở Đà Nẵng).
Để trả lời cho câu hỏi: với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết, địa lý… của Đà Nẵng thì nên chọn cây gì để ưu tiên trồng? Kết quả sau thời gian nghiên cứu về loại cây cần cho Đà Nẵng trồng là “cây thích hợp”. Một ví dụ khác, trong các cơ quan (kể cả hiện nay) chuột phá nhiều và mất an toàn, một gợi ý của lãnh đạo cho ngành khoa học là nghiên cứu diệt chuột phá hoại trong các cơ quan. Dĩ nhiên đây không phải là một nhiệm vụ khoa học, nhưng ta hiểu sau gợi ý trên là tính thực tế của việc nghiên cứu. Từ lâu việc tính hiệu quả của đề tài nghiên cứu là một trong những việc khó, nếu không có sự nhìn nhận toàn diện và cụ thể thì sẽ lãng phí. Ngân sách dành cho khoa học chưa thể bảo đảm mức 2%/GDP, trong đó phần dành cho nghiên cứu thường rất nhỏ, cho nên việc lựa chọn đúng lĩnh vực ưu tiên và bảo đảm tính hiệu quả thực tế là một yêu cầu cần đặt lên hàng đầu.
MAI LANG