Đặng Huy Trứ (1825 - 1874) là danh sĩ nổi tiếng thời Nguyễn (đời Vua Tự Đức). Ông là người có tinh thần chống thực dân Pháp, là nhà cải cách gieo mầm canh tân, khai hóa thời Nguyễn với tư tưởng phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, cải cách xã hội; đồng thời là người khai sinh ra ngành nhiếp ảnh Việt Nam. Ông là người có công đầu đưa nhiếp ảnh vào Việt Nam, bằng việc mở hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường vào ngày 14 tháng 3 năm 1869 ở phố Thanh Hà, Hà Nội, trở thành hiệu ảnh đầu tiên do người Việt Nam làm chủ.
Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15-3-1953 – 15-3- 2018), Đà Nẵng cuối tuần giới thiệu một số hình ảnh về khu lưu niệm danh nhân nhà thờ Đặng Huy Trứ của nhà báo Đặng Nở.
|
Tượng bán thân của danh nhân Đặng Huy Trứ được đặt trang trọng ở một góc phía trước nhà thờ. |
|
Nhà thờ Đặng Huy Trứ được người cháu nội của ông là bà Đặng Thị Sâm xây dựng năm 1930 trên mảnh đất của dòng họ để lại (nay thuộc làng Thanh Lương, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế). |
|
“Đặng Từ Môn” được con cháu xây dựng năm 1990. |
|
Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15-3), giới nhiếp ảnh cả nước tề tựu về nhà thờ Đặng Huy Trứ dâng hương và tổ chức triển lãm để tưởng nhớ ông tổ của ngành nhiếp ảnh Việt Nam. |