.

Những tấm hình lịch sử về thảm họa bom nguyên tử ở Hiroshima

ĐNĐT - Ngày 6-8-1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9-8-1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.

2 vụ nổ liên tiếp đã khiến Nhật Bản "chết lặng" và nỗi đau thương cho đến ngày nay - 70 năm sau - vẫn không dứt.

123
Một người lính Nhật đi qua vùng đất hoang tàn vào tháng 9-1945, một tháng sau vụ bom nguyên tử phá tan thành phố Hiroshima
123
Một khu vực đông đúc dân cư, nhà cửa ở thành phố Hiroshima, ven dòng sông Motoyasu. Ảnh chụp trước vụ nổ bom nguyên tử
123
Khung cảnh yên bình ven sông Motoyasu
123
Bản đồ tọa độ Hiroshima của Không quân Mỹ, khoanh vùng trước khi ném bom nguyên tử xuống thành phố này
123
Quả bom nguyên tử "Little Boy" được lính Mỹ chuẩn bị kỹ lưỡng
123
Khoảnh khắc trước khi bom được ném xuống Hiroshima
123
Lúc 8 giờ 15 (giờ Hiroshima), chiếc Enola Gay thả quả bom nguyên tử "Little Boy" trên bầu trời trung tâm Hiroshima. Quả bom nổ cách mặt đất khoảng 600 m với đương lượng nổ 13 kiloton (vũ khí nguyên tử sử dụng U-235 bị coi là không có hiệu năng cao, chỉ có 1,38% khối lượng của chúng phân hạch), ngay lập tức giết chết ít nhất 90.000 người.
123
Cảnh hoang tàn, đổ nát sau vụ nổ
123
Hiroshima hầu như bị san phẳng
Đến tháng 12 năm 1945, hàng ngàn người chết bởi vết thương, nhiễm độc phóng xạ đưa tổng số tử vong ở Hiroshima trong năm 1945 lên 140 ngàn. Trong thời gian 1950 đến 1990, thống kê ước tính hàng trăm người chết hàng năm do nhiễm phóng xạ của hai vụ nổ Hiroshima và Nagasaki.
Đến tháng 12-1945, hàng ngàn người chết bởi vết thương, nhiễm độc phóng xạ, đưa tổng số tử vong ở Hiroshima trong năm 1945 lên 140 ngàn. Trong thời gian 1950 đến 1990, thống kê ước tính hàng trăm người chết hằng năm do nhiễm phóng xạ của hai vụ nổ Hiroshima và Nagasaki.
123
Người dân Nhật Bản thất thần trước cảnh đổ nát sau vụ nổ kinh hoàng
123
Khách tham quan xem lại những bức ảnh Hiroshima bị tàn phá do bom nguyên tử của Mỹ
213
Ngọn lửa Hoà bình có thể được nhìn thấy từ viện bảo tàng Tưởng nhớ Hoà bình Hiroshima đã được thắp sáng vào năm 1964 và sẽ không tắt cho đến một ngày tất cả các vũ khí hạt nhân Trái đất bị tiêu huỷ.
123
Ngày 6-8-1945, quả bom nguyên tử đầu tiên chống lại loài người đã nổ gần như ngay trên đầu tòa nhà này (tâm điểm vụ nổ cách nó 150m) và đây là công trình gần vụ nổ nguyên tử nhất chịu được sức công phá. Tòa nhà được bảo tồn nguyên trạng ngay sau vụ nổ. Ngày nay, nó là lời nhắc nhở về sự tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân và là biểu tượng của ước mơ hòa bình cho thế giới cũng như mong muốn loại bỏ hết vũ khí hạt nhân.

ĐNĐT (nguồn Internet)

;
.
.
.