Đề án đặt tên đường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - năm 2023

.

Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng và hoàn chỉnh dự thảo Đề án đặt tên đường để trình HĐND thành phố Đà Nẵng tại kỳ họp cuối năm 2023. Báo Đà Nẵng đăng toàn bộ nội dung dự thảo Đề án đặt tên đường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - năm 2023 để lấy ý kiến góp ý rộng rãi của cán bộ, nhân dân thành phố.

Các ý kiến đóng góp, vui lòng gửi về Cổng thông tin điện tử thành phố hoặc Sở Văn hóa và Thể thao, tầng 17, Trung tâm Hành chính thành phố, số 24 Trần Phú, Đà Nẵng trước ngày 10-11-2023. 

Tổng số đường đặt tên: 146 

- Đường đặt tiếp: 10

- Đường đặt theo danh nhân: 22

- Đường đặt tên theo tên làng xóm xưa: 102

- Đường đặt tên theo tên thực vật (hoa, cây):  12

 A. QUẬN HẢI CHÂU

Có 03 tuyến đường:

 - Đường đặt tên theo xứ đất, làng xóm xưa: 3

 Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn quận đầy đủ.

I. ĐƯỜNG NỐI TỪ ĐƯỜNG CÁCH MẠNG THÁNG 8 ĐẾN ĐƯỜNG THĂNG LONG, P. HÒA CƯỜNG NAM (sơ đồ 01HC): 1 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Cách Mạng Tháng 8, điểm cuối là đường Thăng Long: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 240m; bề rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 7m và có đoạn rộng 6,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐÒ XU

Đò Xu là tên bến đò, xứ đất thuộc xã Hòa Cường (cũ). Bến Đò Xu nằm ở đoạn cuối sông Cẩm Lệ, phục vụ nhu cầu đi lại của các thôn Cồn Dầu, Lỗ Giáng, Lỗ Sài. Đò Xu nay thuộc phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu.

II. ĐƯỜNG NỐI TỪ ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN LINH ĐẾN ĐƯỜNG NGUYỄN PHI KHANH, P. HÒA THUẬN TÂY (sơ đồ 02HC): 1 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Văn Linh, điểm cuối là đường Nguyễn Phi Khanh: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 250m; bề rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng từ 2m đến 3m và cũng có đoạn rộng 3m đến 5m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRƯỜNG THI 7

III. KHU TÁI ĐỊNH CƯ THÀNH ĐIỆN HẢI, PHƯỜNG THANH BÌNH (sơ đồ 03HC): 1 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường bê-tông xi măng, điểm cuối là đường Lý Tự Trọng: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 80m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: THANH SƠN 2

B. QUẬN CẨM LỆ

Có 25 tuyến đường:

- Đường đặt tiếp: 6

- Đường đặt theo tên làng/xóm xưa kèm số: 9

- Đường đặt tên theo tên thực vật (tên cây) 10

Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn quận đầy đủ.

I. KHU DÂN CƯ NAM CẦU CẨM LỆ, P. HÒA XUÂN (Q. CẨM LỆ) VÀ XÃ HÒA PHƯỚC (H. HÒA VANG) (sơ đồ 01CL): 04 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Tế Hanh, điểm cuối là đường Kiều Sơn Đen: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 330m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: HUỲNH XUÂN NHỊ

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đô Đốc Lân, điểm cuối là đường Huỳnh Tịnh Của: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 480m; bề rộng có đoạn rộng 7,5m và có đoạn rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 4m và có đoạn rộng 3m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: NGUYỄN VĂN TẤN

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Thu Bồn, điểm cuối là đường Lương Khắc Ninh: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 165m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: NHÂN HÒA 6

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Hùng, điểm cuối là đường Huỳnh Tịnh Của: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 120m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: MIẾU BÔNG 6

II. ĐƯỜNG NỐI TỪ ĐƯỜNG MAI CHÍ THỌ VÀO KHU LIÊN HỢP TDTT HÒA XUÂN, P. HÒA XUÂN (sơ đồ 02CL): 1 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mai Chí Thọ, điểm cuối là đường Võ An Ninh (ranh giới Khu liên hợp TDTT Hòa Xuân): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 175m; bề rộng 21m; vỉa hè mỗi bên rộng 9m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đườngMAI CHÍ THỌ

III. KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI VEN SÔNG HÒA XUÂN, P. HÒA XUÂN (sơ đồ 03CL): 11 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu và điểm cuối đều là đường Giáng Hương 2 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 880m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: GIÁNG HƯƠNG 1

Cây Giáng Hương có tên khoa học: Pterocarpus macrocarpus.

Nguồn gốc: Đông Nam Á

Tại Việt Nam, cây này phân bố ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Giáng hương thường mọc ở độ cao từ 100-800m so với mực nước biển, cây chịu được nhiệt độ cao tuyệt đối 37,7-44,40C và thấp tuyệt đối 4,4-11,20C, có thể sinh trưởng tốt ở vùng có lượng mưa 1270-1520 mm/năm. Ở Việt Nam Giáng Hương phân bố ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Đồng Nai, Tây Ninh. Mọc trên nhiều loại đất như đất xám, đất đỏ bazan.

Cây Giáng Hương có chiều cao trung bình từ 10m đến 30m, đường kính thân cây có thể lên đến 1,7m. Lá cây dài 20cm đến 35cm, hình lông chim với 9 đến 11 lá chét. Hoa màu vàng, cành hoa dài 5 cm đến 9 cm. Quả có đường kính 4,5cm đến 7cm, chứa hai hoặc ba hạt. Cây có khả năng tái sinh bằng chồi hoặc hạt.

Công dụng: Giáng Hương được trồng để lấy bóng mát, tạo cảnh quan đô thị; rễ, thân, hoa được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, thân được khai thác làm gỗ quý.

Tài liệu tham khảo: Nguồn wikipedia.org.

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Giáng Hương 1, điểm cuối là đường Giáng Hương 8 (2 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 780m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: GIÁNG HƯƠNG 2

3. Đoạn đường có điểm đầu và điểm cuối đều là đường Giáng Hương 2 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 910m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: GIÁNG HƯƠNG 3

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Giáng Hương 3, điểm cuối là đường Giáng Hương 2 (2 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 130m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: GIÁNG HƯƠNG 4

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Giáng Hương 3, điểm cuối là đường Giáng Hương 2 (2 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 200m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: GIÁNG HƯƠNG 5

6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Giáng Hương 5, điểm cuối là đường Giáng Hương 3 (2 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 340m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: GIÁNG HƯƠNG 6

7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Giáng Hương 5, điểm cuối là đường Giáng Hương 3 (2 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 340m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: GIÁNG HƯƠNG 7

8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Giáng Hương 7, điểm cuối là đường Giáng Hương 2 (2 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 565m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: GIÁNG HƯƠNG 8

9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Giáng Hương 7, điểm cuối là đường Giáng Hương 8 (2 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 160m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: GIÁNG HƯƠNG 9

10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Giáng Hương 7, điểm cuối là đường Giáng Hương 8 (2 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 200m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: GIÁNG HƯƠNG 10

11. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Sỹ, điểm cuối là đường Vũ Xuân Thiều: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 265m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: CỒN DẦU 25

IV. KHU BIỆT THỰ ĐẢO NỔI, P. KHUÊ TRUNG (sơ đồ 04CL): 04 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu và điểm cuối đều là đường An Hòa 16 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 520m; bề rộng 6,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: AN HÒA 15

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường An Hòa 15, điểm cuối là đường An Hòa 18 (2 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 600m; bề rộng 6,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: AN HÒA 16

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường An Hòa 15, điểm cuối là đường An Hòa 18 (2 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 610m; bề rộng 6,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: AN HÒA 17

4. Đoạn đường có điểm đầu và điểm cuối đều là đường An Hòa 16 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 520m; bề rộng 6,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: AN HÒA 18

V. TUYẾN ĐƯỜNG VEN SÔNG TUYÊN  SƠN - TÚY LOAN, GĐ 1 + GĐ 2, PHƯỜNG: HÒA THỌ ĐÔNG, HÒA THỌ TÂY (Q. CẨM LỆ) VÀ X. HÒA NHƠ (H. HÒA VANG) (sơ đồ 05CL): 2 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Thăng Long, điểm cuối là đường đi TTHC huyện Hòa Vang: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 5.720m; bề rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 6m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: THĂNG LONG

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Cầu Đỏ - Túy Loan, điểm cuối là đường Thăng Long (đoạn dự kiến đặt tiếp): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 80m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: NGUYỄN NHƯ ĐỔ

VI. KIỆT 464 ĐƯỜNG TRƯỜNG CHINH. P. HÒA AN (sơ đồ 06CL): 1 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường gom dọc đường sắt, điểm cuối là đường Tôn Đản: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 190m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1,5m.

- Đề nghị đặt tên đườngHÒA AN 26

VII. KIỆT 1020 ĐƯỜNG TRƯỜNG CHINH, P. HÒA PHÁT (sơ đồ 07CL): 1 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường gom dọc đường sắt, điểm cuối là đường Tôn Đản: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 370m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐÔNG PHƯỚC 1

 Đông Phước là tên làng xóm xưa, hiện nay thuộc phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ.

VIII. KHU DÂN CƯ AN HÒA – P. KHUÊ TRUNG (sơ đồ 08CL): 01 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là Khu dân cư, điểm cuối là đường Nguyễn Quý Đức: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 50m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: AN HÒA 14

C. QUẬN LIÊN CHIỂU

Có 23 tuyến đường:

- Đường đặt theo tên nhân vật lịch sử: 4

- Đường đặt theo tên làng/xóm xưa kèm số: 17

- Đường đặt tên theo tên thực vật (tên hoa): 2     

Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn quận đầy đủ.

I. KHU A XUÂN THIỀU, P. HÒA HIỆP NAM (sơ đồ 01LC): 02 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phan Đình Giót, điểm cuối là Bãi đỗ xe: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 185m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: HƯỚNG DƯƠNG 1

Hoa Hướng Dương có tên khoa học là Helianthus annus.

Nguồn gốc: Vùng Bắc Mỹ.

Đặc điểm: Cây ưa thích khí hậu ấm và đủ ánh nắng, chịu hạn, chịu đất khô cằn, có thể sống trên đất kiềm mặn.

Là loại cây thân thảo, thân cao khoảng 1 - 3m, thẳng và thô, có lông cứng màu trắng. Phiến lá có hình tim, vành lá có các răng cưa. Hoa mọc đơn lẻ trên đỉnh, cánh hoa hình lưỡi màu vàng. Hoa luôn hướng về mặt trời nên trên cánh đồng hoa tất cả các bông đều quay về một phía, trông rất đẹp mắt. Và vì thế mà có tên gọi là Hướng Dương. Hoa thường nở vào tháng 7-10. Ra quả vào tháng 9-11.

Công dụng:  Được trồng trang trí, bồn hoa, hạt có thể được dùng làm dược liệu.

Tài liệu tham khảo:- 365 loài hoa cảnh, Nhà xuất bản Mỹ thuật, 2012.

- Từ điển tranh về các loài hoa, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008.

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hướng Dương 1 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là Bãi đỗ xe: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 110m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: HƯỚNG DƯƠNG 2

II. KHU TĐC CƯ BÀU TRÀM LAKESIDE, PHƯỜNG. HÒA HIỆP NAM (sơ đồ 01LC): 21 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trung Lập 1 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Hồng Phước 5: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 1.675m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN THÀNH LONG

NGUYỄN THÀNH LONG (1920 - 1994)

Ông quê ở phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Năm 1940, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1941, ông bị địch bắt giam vào nhà lao Hỏa Lò (Hà Nội). Năm 1945, ông ra tù và về Đà Nẵng làm Thư ký Ủy ban nhân dân Cách mạng xã Hà Khê. Năm 1946, ông làm Bí thư Chi bộ kiêm Chủ tịch Ủy ban Hành chính khu Trung, Đà Nẵng. Năm 1949, ông làm Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Sau đó, ông được điều về phụ trách công tác nghiên cứu ở Văn phòng Liên khu ủy 5. Năm 1952, ông làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến-hành chính thành phố Đà Nẵng. Sau đó, ông làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Năm 1958, ông được Trung ương điều về công tác ở Bộ Công nghiệp và phân công trực tiếp phụ trách khu Hòn Gai làm Giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy Mỏ than Hà Tu, Thường trực Khu ủy Hồng Quảng, Trưởng Ban Công nghiệp. Năm 1964, ông làm Bí thư Thị ủy Hòn Gai, rồi Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh. Năm 1975, ông về công tác tại tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng và giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Năm 1980, ông được điều động về làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Năm 1986, ông làm quyền Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam – Đà Nẵng.

Ông là Đại biểu Quốc hội khóa VI.

Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Giải phóng hạng Nhất, Huân chương Quyết thắng hạng Nhất, Huy hiệu 50 tuổi Đảng.

Tài liệu tham khảo chính: Quảng Nam - những tấm gương cộng sản, tập 1, NXB Đà Nẵng, 2010.

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trung Lập 4 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Hồng Phước 5: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 1.540m; bề rộng có đoạn rộng 5,5m và có đoạn rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 3m và có đoạn rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRƯƠNG HOÀN

TRƯƠNG HOÀN (1911-1947)

 Ông có tên thật là Trương Văn Hoàn, quê ở làng Hữu Niên, tổng An Dạ, phủ Triệu Phong, nay là xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Năm 1930, ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1937, ông được Tỉnh ủy Quảng Trị cử làm Bí thư Huyện ủy Gio Linh. Năm 1939, ông được bổ sung vào Tỉnh ủy Quảng Trị phụ trách vùng Trầm Sắn, Trọt Tre, huyện Gio Linh. Năm 1940, ông được phân công phụ trách tài chính của Đảng kiêm phụ trách phong trào cách mạng ở 2 huyện Gio Linh và Cam Lộ.

Năm 1941, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị; cũng trong năm này, Xứ ủy Trung Kỳ được thành lập lại, ông được điều về hoạt động cùng với các đồng chí Lê Chưởng, Võ Toàn và Trương An, sau đó, Xứ ủy cử ông giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam thay cho đồng chí Hồ Tỵ.

Năm 1942, ông bị địch bắt rồi đưa ra Vinh, sau đó, ông bị kết án 20 năm tù và đày đi Buôn Ma Thuột. Năm 1945, ông ra tù và được điều động về tỉnh Lâm Viên (nay là Lâm Đồng) làm Ủy viên Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Lâm Viên. Năm 1946, sau khi Hiệp định Sơ bộ được ký kết, thực dân Pháp đã bất ngờ đánh úp quân ta, Đại đội 2 do ông chỉ huy chuyển xuống đóng ở Trà Dum (nay là tỉnh Bình Thuận) và kiên quyết chống lại âm mưu của địch, lúc này, ông đã tuyên bố: “Nếu quân Pháp vào thì kiên quyết đánh trả”. Trong lúc chỉ huy, ông đã bị địch bắn bị thương rồi bị bắt. Biết ông là một cán bộ quan trọng của Đảng nên địch đã thủ tiêu vào ngày 10-10-1947.

Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.

Tài liệu tham khảo chính: Quảng Nam - Những tấm gương cộng sản, tập 1, NXB Đà Nẵng, 2010.

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trung Lập 9 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường B1 - Hồng Phước: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 1.180m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRẦN VĂN QUẾ

TRẦN VĂN QUẾ (1922-2015)

Ông còn có bí danh là Sáng, Vân, quê ở thôn Thọ Khương, tổng Đức Hòa, phủ Tam Kỳ nay là thôn Thọ Khương, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Năm 1939, ông là Đảng viên  Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1940, ông bị bắt vì tham gia phong trào “Chung tát biển Đông”. Năm 1944, ông cùng Nguyễn Giám, Lê Tự Nhiên và Trần Khoa tổ chức vượt ngục thành công và tiếp tục liên lạc với đồng chí Võ Toàn để xây dựng phong trào cách mạng ở Tam Kỳ đến Thăng Bình. Tại hội nghị Kim Bồng, Hội An, Tỉnh ủy lâm thời Quảng Nam được thành lập và ông được phân công làm Bí thư Tỉnh ủy.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Ủy trưởng Tuyên truyền, Ủy ban Nhân dân cách mạng tỉnh Quảng Nam. Năm 1947, ông làm Giám đốc Tuyên truyền thuộc Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam ở Quảng Ngãi, Chủ tịch Hội Liên hiệp quốc tỉnh Quảng Ngãi, Trưởng Ty Thông tin Quảng Ngãi.

Năm 1953, ông được điều về Liên khu 5 và giữ chức Bí thư Thanh vận. Năm 1954, ông ra Bắc và được cử về làm trong Ban Quan hệ Bắc - Nam. Năm 1960, ông được phân công về Tổng cục Lâm nghiệp. Năm 1970, ông làm Trưởng ban Lâm nghiệp Trung Trung Bộ và sau đó được bầu vào Ủy ban nhân dân cách mạng Trung Trung Bộ làm Phó Chủ tịch, phụ trách Kinh tế.

Năm 1976, ông được điều động làm Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp, Trưởng Ban Cán sự Đảng bộ, Thường vụ Đảng ủy cơ quan.

Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huy hiệu 70 tuổi Đảng, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất và nhiều Huy chương cao quý khác.

Tài liệu tham khảo chính: Quảng Nam – những tấm gương cộng sản, tập 2, NXB Đà Nẵng, 2010.

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trung Lập 1, điểm cuối là đường Trung Lập 16 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 740m; bề rộng có đoạn rộng 7,5m và có đoạn rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 4m và có đoạn rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: VÕ TỰ

VÕ TỰ (1929-1972)

Ông quê ở xã Xuyên Phú, nay là xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên. Khi hy sinh, ông là Phó ban Giao bưu Đặc khu ủy Quảng Đà.

Năm 1945, ông tham gia lực lượng tự vệ xã. Nhờ dũng cảm, mưu trí, ông đã lập nhiều chiến công vang dội. Ông là người duy nhất thoát khỏi vụ Mỹ - Diệm tàn sát 37 cán bộ đảng viên ở đập Vĩnh Trinh vào tháng 01 - 1955.

Từ năm 1950 - 1972, ông được giao giữ nhiều chức vụ như: Trưởng ban Giao liên huyện Duy Xuyên, Phó ban Kinh tế kiêm Trưởng ban Tiền phương huyện, Đội trưởng đội công tác diệt ác phá kèm rồi Phó Ban Giao bưu Đặc Khu ủy Quảng Đà. Ở cương vị công tác nào, ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được đồng chí, đồng đội yêu thương, mến phục, cấp trên tin cậy.

Ngày 26-3-1972, ông đã anh dũng hy sinh trong lúc mở đường đưa các đồng chí lãnh đạo Đặc khu ủy Quảng Đà thoát khỏi vòng vây trong một lần tập kích bất ngờ của địch, đưa cán bộ trở về căn cứ an toàn.

Ông được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Quyết thắng hạng Nhất, Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Nhì, Huân chương Giải phóng hạng Nhì.

Ngày 28-2-2002, ông được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tài liệu tham khảo chính: Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Nam, Quảng Nam - Anh hùng thời đại Hồ Chí Minh, 2003.

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mê Linh, điểm cuối là đường Nguyễn Thành Long (nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 350m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRUNG LẬP 1

Trung Lập là tên làng xóm có từ lâu đời, nơi đây cũng là vùng căn cứ cách mạng thuộc cánh Bắc huyện Hòa Vang trong kháng chiến chống Mỹ. Hiện nay, xóm Trung lập thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu.

6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trung Lập 1, điểm cuối là đường Trung Lập 6 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 270m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRUNG LẬP 2

7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Võ Tự, điểm cuối là đường Nguyễn Thành Long (02 nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 275m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRUNG LẬP 3

8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Võ Tự (nhân vật dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 15m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 450m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRUNG LẬP 4

9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trung Lập 4, điểm cuối là đường Trung Lập 6 (2 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 165m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRUNG LẬP 5

10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Võ Tự, điểm cuối là đường Nguyễn Thành Long (2 nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 210m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRUNG LẬP 6

11. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Thành Long, điểm cuối là đường Trương Hoàn (2 nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 145m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRUNG LẬP 7

12. Đoạn đường có điểm đầu là đường Võ Tự, điểm cuối là đường Trương Hoàn (2 nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 340m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRUNG LẬP 8

13. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mê Linh, điểm cuối là đường 15m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 470m; bề rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRUNG LẬP 9

14. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trung Lập 9, điểm cuối là đường Trung Lập 12 (2 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 180m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRUNG LẬP 10

15. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Thành Long, điểm cuối là đường Trương Hoàn (2 nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 150m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRUNG LẬP 11

16. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mê Linh, điểm cuối là đường 15m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 450m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRUNG LẬP 12

17. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Văn Quế, điểm cuối là đường Nguyễn Thành Long (2 nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 125m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRUNG LẬP 14

18. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Văn Quế, điểm cuối là đường Trương Hoàn (2 nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 270m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRUNG LẬP 15

19. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Văn Quế, điểm cuối là đường Trương Hoàn (2 nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 270m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRUNG LẬP 16

20. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mê Linh, điểm cuối là đường 15m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 450m; bề rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRUNG LẬP 17

21. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Văn Quế, điểm cuối là đường Trương Hoàn (2 nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 270m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRUNG LẬP 18

D. QUẬN NGŨ HÀNH SƠN

Có 34 tuyến đường:

- Đường đặt tiếp: 1

- Đường đặt theo tên nhân vật lịch sử:        9

- Đường đặt theo tên làng/xóm xưa kèm số: 24            

Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn quận đầy đủ

I. KHU ĐÔ THỊ HÒA QUÝ – ĐỒNG NÒ - P. HÒA QUÝ (sơ đồ  01 NHS): 12  đường

1. Đường số 5: Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m đang thi công, điểm cuối là đường 7,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 1.600m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHAN HUỲNH ĐIỂU

PHAN HUỲNH ĐIỂU (1924-2015)

Ông sinh ngày 11-11-1924 tại Đà Nẵng, người gốc Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Ông bắt đầu hoạt động âm nhạc từ năm 1940 trong một nhóm tân nhạc. Sau ca khúc đầu tay Trầu cau, các sáng tác của ông được biết rộng rãi gồm bài Đoàn giải phóng quân viết vào cuối năm 1945, Mùa đông binh sĩ được viết khoảng giữa thập niên 1940.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ông gia nhập quân đội, công tác ở Liên khu 5. Thời gian này, ông viết một số ca khúc như Nhớ ơn Hồ Chủ tịch, Quê tôi ở miền Nam...

Năm 1955, ông tập kết ra Bắc và công tác ở Ban Nhạc vũ, Hội Văn nghệ Việt Nam. Năm 1957, khi thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam, ông được cử vào Ban chấp hành và là Ủy viên Thường vụ.

Tháng 12-1964, ông vào chiến trường Trung Trung Bộ, công tác tại Ban Văn nghệ Khu. Thời gian này, ông viết bản hành khúc Ra tiền tuyến với bút danh Huy Quang.

Sau 1975, ông chuyển vào công tác tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong cuộc đời và sự nghiệp của mình, ông đã sáng tác và phổ biến hơn 100 ca khúc, trong đó hơn quá nửa là các bài hát phổ thơ.

Âm nhạc của ông có giai điệu trau chuốt, trữ tình, ngay cả trong thể loại hành khúc như Cuộc đời vẫn đẹp sao, Hành khúc ngày và đêm. Ông thành công với đề tài tình yêu với những ca khúc như Tình trong lá thiếp, Những ánh sao đêm, Bóng cây Kơnia, Anh ở đầu sông em cuối sông, Sợi nhớ sợi thương, Ở hai đầu nỗi nhớ, Đêm nay anh ở đâu, Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu, Người ấy bây giờ đang ở đâu, Tình ca Đămbri, Tia nắng... Ông đã phổ nhạc thành công cho rất nhiều bài thơ. Ngoài ra, ông còn sáng tác một số tác phẩm dành cho thiếu nhi, tiêu biểu là: Đội kèn tí hon, Nhớ ơn Bác...

Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của nền âm nhạc đương đại Việt Nam. Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vì những đóng góp của mình cho sự nghiệp âm nhạc Việt Nam.

Ông mất ngày 29-6-2015 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tài liệu tham khảo chính: Các bài viết đăng trên các Báo Nhân Dân, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, VNExPress, Lao Động…số ra ngày 29-06-2015.

2. Đường số 10: Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m đang thi công, điểm cuối là đường Phan Huỳnh Điểu (nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 590m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐẶNG VĂN CHUNG

ĐẶNG VĂN CHUNG (1913 1999

Giáo sư Đặng Văn Chung sinh ngày 8 tháng 3 năm 1913 tại thị xã Sa Đéc tỉnh Sa Đéc (nay là thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).

Thuở nhỏ, ông theo học tại Trường Trung học Chasseloup-Laubat tại Sài Gòn, sau đó thi đỗ vào trường Đại học Y Dược Đông Dương vào năm 1933. Năm 1937, ông thi đỗ kỳ thi tuyển bác sĩ nội trú của Bệnh viện Bạch Mai.

Ông là một trong các bác sĩ đã cùng với Giáo sư Hồ Đắc Di rời Hà Nội lên xây dựng trường Y - Dược kháng chiến tại làng Ải, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang thuộc vùng rừng núi Việt Bắc trong những ngày Toàn quốc kháng chiến năm 1946. Năm 1952, ông sang Paris thi lấy bằng thạc sĩ y khoa, học vị cao nhất trong ngành y lúc bấy giờ.

Sau ngày Hà Nội được giải phóng năm 1954, theo đề nghị của Giáo sư Hồ Đắc Di và Giáo sư Tôn Thất Tùng, ông được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội kiêm Chủ nhiệm Khoa Nội Bệnh viện Bạch Mai. Tuy nhiên, mấy năm sau, ông đã xin thôi chức Phó Hiệu trưởng mà chỉ đảm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Bộ môn Nội của trường để chuyên tâm vào việc giảng dạy và khám chữa bệnh.

Trong 60 năm cống hiến cho đất nước, ông từng đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Kỹ thuật của Bộ Y tế cũng như Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam, cũng là người đầu tiên xây dựng nên ngành Tim mạch học Việt Nam mà ngày nay đã trở thành Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam. Nếu Giáo sư Tôn Thất Tùng là người thầy thuốc ngoại khoa tiêu biểu, thì Giáo sư Đặng Văn Chung là người thầy thuốc nội khoa tiêu biểu của nền y học Việt Nam thời hiện đại. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học y - dược vào năm 2000.

Ngày 24 tháng 2 năm 1999, ông qua đời tại Hà Nội.

Nguồn: Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng.        

3. Đường số 17: Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m đang thi công, điểm cuối cũng là đường 7,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 1.410m; bề rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRƯƠNG QUANG ĐƯỢC

TRƯƠNG QUANG ĐƯỢC (1940-2016)

Ông quê ở thôn Kim Bồng, xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Ông tham gia hoạt động cách mạng từ tháng 5-1952, làm việc tại Xưởng quân giới Liên khu 5 (xã Ân Khánh, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định).

Từ 1962-1967, ông học tại Trường Đại học Bách khoa Khác-cốp, Liên Xô (cũ) và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 2-5-1965. Từ tháng 8-1967, về nước, ông lần lượt công tác tại Xí nghiệp cơ khí 19-8 thuộc Nhà máy Cơ khí kiến thiết Hải Phòng và Sở Công nghiệp Hải Phòng. 

Từ năm 1985-1989, ông đảm nhiệm các chức vụ Trưởng ban Công nghiệp thuộc Thành ủy Hải Phòng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng phụ trách công nghiệp, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng. 

Từ tháng 5-1989 đến tháng 4-1994, ông được điều động làm Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. 

Từ tháng 4-1994 đến tháng 12-1996, ông được Trung ương cử về Quảng Nam - Đà Nẵng làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. 

Từ tháng 1-1997 đến tháng 1-2000, sau khi chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, ông làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng. 

Từ tháng 2-2000, ông được Trung ương phân công làm Trưởng ban Dân vận Trung ương.  Năm 2001, ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị khóa IX. 

Năm 2002, ông được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XI; từ năm 2003 đến năm 2007, ông được phân công kiêm Trưởng ban Công tác đại biểu. 

Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa VII, VIII , IX; Ủy viên Bộ Chính trị khóa IX; đại biểu Quốc hội các khóa VIII, X , XI. 

Với những công lao và đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng; Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác. 

Ông mất ngày 27-10-2016.

Tài liệu tham khảo chính: Địa chí Quảng Nam-Đà Nẵng, Nhà Xuất bản KHXH, Hà Nội, 2010.

- Các bài viết đăng trên các Báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, VNExPress, VietNamnet, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Đà Nẵng, TTXVN, VOV… số ra ngày 29-10-2014; 1-11-2016...

4. Đường số 18: Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m đang thi công, điểm cuối là đường Võ Chí Công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 1.955m; bề rộng có đoạn rộng 20m, đoạn rộng 15m, đoạn rộng 10m và rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 5m và có đoạn rộng 4m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: MINH MẠNG

5. Đường số 55: Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m đang thi công, điểm cuối là đường Hói Kiểng 5 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 95m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÓI KIỂNG 4

6. Đường số 56: Đoạn đường có điểm đầu là đường Phan Huỳnh Điểu (nhân vật dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 7,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 400m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÓI KIỂNG 5

7. Đường số 64: Đoạn đường có điểm đầu là đường Đặng Văn Chung (nhân vật dự kiến đợt này), điểm cuối là đường Hói Kiểng 16 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 185m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÓI KIỂNG 14

8. Đường số 65: Đoạn đường có điểm đầu là đường Đặng Văn Chung (nhân vật dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 7,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 330m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÓI KIỂNG 15

9. Đường số 66: Đoạn đường có điểm đầu là đường Hói Kiểng 15 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 7,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 125m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÓI KIỂNG 16

10. Đường số 67: Đoạn đường có điểm đầu là đường Đặng Văn Chung (nhân vật dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 7,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 330m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÓI KIỂNG 17

11. Đường số 68: Đoạn đường có điểm đầu là đường Đặng Văn Chung (nhân vật dự kiến đặt đợt này), điểm cuối cũng là đường 7,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 325m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÓI KIỂNG 18

12. Đường số 69: Đoạn đường có điểm đầu là đường Đặng Văn Chung (nhân vật dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 7,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 320m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÓI KIỂNG 19

II. ĐƯỜNG NỐI TỪ ĐƯỜNG VÕ CHÍ CÔNG ĐẾN ĐƯỜNG VÕ QUÝ HUÂN, P. HÒA HẢI (sơ đồ 02NHS): 01 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Võ Quý Huân, điểm cuối là đường Trần Đại Nghĩa: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 1.165m; bề rộng 21m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: HOÀNG MINH THẮNG

HOÀNG MINH THẮNG (1927-2016)

Ông tên thật là Nguyễn Tấn Vịnh, bí danh là Quyết Thắng, quê ở làng Tiên Đỏa, nay thuộc xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Ông tham gia cách mạng năm 1945. Năm 1947, ông học ở Trường Lục quân Quân khu V. Năm 1948 -1950, ông là Huyện đội phó rồi Chính trị viên Huyện đội Thăng Bình.

Năm 1951-1954, ông là Phó Ban chính trị Tỉnh đội Quảng Nam-Đà Nẵng kiêm Phó Ban Chính trị Thành ủy Đà Nẵng rồi Chính trị viên phó Tiểu đoàn. Từ 1955 - 1958, ông tập kết ra Bắc, làm Chính trị viên Tiểu đoàn rồi đi học tại Trường Trung cao Chính trị Bộ Tổng Tư lệnh. Từ năm 1959-1960, ông là Phó Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 14, Sư đoàn 324 rồi Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 78, Sư đoàn 325.

Tháng 12-1960, ông vào chiến trường Miền Nam và được cử làm Chính ủy Trường Quân chính Quân khu V. Từ năm 1963-1968, ông là Chính trị viên Trung đoàn, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, Chính trị viên Tỉnh đội Quảng Nam. Năm 1969, ông là Phó Chính ủy Sư đoàn 3 bộ binh và được phong quân hàm Đại tá. Từ năm 1970 đến 1974, ông được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, Chính trị viên Tỉnh đội.

Sau ngày giải phóng, từ tháng 10-1975, ông được cử làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Từ năm 1982-1986, ông là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng.

Từ năm 1986 đến năm 1991, ông làm Bộ trưởng Bộ Nội thương (sau đổi thành Bộ Thương nghiệp trên cơ sở hợp nhất Bộ Kinh tế đối ngoại, Bộ Nội thương và Bộ Vật tư). Đến cuối năm 1991, ông được phân công sang giữ chức Bí thư Đảng đoàn - Chủ tịch Hội đồng Trung ương lâm thời các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, và từ năm 1993 là Bí thư Đảng đoàn - Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam, cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1998. 

Ông là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa V và khóa VI; Đại biểu Quốc hội khóa VII, VIII, IX.

Với những đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng, ông được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Quân công hạng Nhì, hạng Ba, Huân chương Chiến công hạng Nhì, hạng Ba... Ngày 26-7-2012, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Ông mất ngày 7-6-2016.

Tài liệu tham khảo chính: Địa chí Quảng Nam – Đà Nẵng, Nhà Xuất bản KHXH, Hà Nội, 2010.

III. KHU ĐT HÒA QUÝ VÀ MỞ RỘNG KHU ĐÔ THỊ VEN SÔNG HÒA QUÝ- ĐỒNG NÒ, P. HÒA QUÝ (sơ đồ 03NHS): 11 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m đang thi công, điểm cuối cũng là đường 7,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 970m; bề rộng có đoạn rộng 7,5m và có đoạn rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 3,5m và có đoạn 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRẦN QUÝ KIÊN

TRẦN QUÝ KIÊN (1911-1965)

Ông tên thật là Đinh Xuân Nhạ, bí danh là Dương Văn Ty, quê gốc ở làng Phượng Vũ, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội). 

Ông tham gia phong trào yêu nước từ đầu năm 1929, vào Đảng tháng 5-1930. Tháng 10-1930, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, giam tại Hỏa Lò, Hải Phòng. Tháng 6-1936 được ra tù, tiếp tục hoạt động.

Tháng 4-1937, ông cùng Hoàng Quốc Việt được Xứ Ủy cử xuống tăng cường trực tiếp tổ chức thành lập lại Thành ủy Hải Phòng.Tháng 11-1937, ông tham gia tổ chức thành lập Liên Xứ Ủy Bắc Kỳ - Bắc Trung Kỳ.

Năm 1938, ông được giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội. 

Tháng  6-1940, trong một lần đi công tác ông bị Pháp bắt lần thứ hai, giam ở  Đề lao Bắc Giang, nhà tù Sơn La, rồi về Nghĩa Lộ. Tháng 3-1945, ông vượt ngục rồi làm Bí thư Chiến khu Quang Trung, Sơn La và Lai Châu. Tháng 9-1945 ông tham gia giải phóng Sơn La và Lai Châu rồi cuối năm 1956, ông về làm Bí thư tỉnh Quảng Yên (Quảng Ninh). 

Tháng 11-1950, ông giữ chức Bí thư Đảng ủy Khối Dân Chính Đảng các cơ quan Trung ương, đồng thời tham gia vào Chính phủ, làm Thứ trưởng, Phó Văn phòng Thủ tướng phủ.

Tháng 4-1951, ông được bổ nhiệm là Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng. Năm 1958, ông là Bí thư Đảng Đoàn, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Thủy Lợi và Điện lực.

Với những công lao và đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông được Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhất…

Ông được đặt tên đường tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tài liệu tham khảo chính: - Lịch sử Đảng bộ Hà Nội (1930-2000), Nhà xuất bản Hà Nội, 2004.

- Thu Minh, Trần Quý Kiên-Bí thư Thành ủy Hà Nội cuối năm 1938 - đầu tháng 9-1939, (Trang Thông tin điện tử Nhà Xuất bản Hà Nội), Thứ hai, 25-1-2016.

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m đang thi công, điểm cuối là đường 15m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 710m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: THÂM TÂM

THÂM TÂM  (1917-1950)

Ông tên thật Nguyễn Tuấn Trình, tại thị xã Hải Dương, nay là thành phố Hải Dương, trong gia đình một nhà giáo nghèo.

Hết bậc tiểu học, ông bỏ học đi làm. Khoảng năm 1938, cùng gia đình lên Hà Nội, kiếm sống bằng nghề vẽ tranh và bắt đầu làm thơ, viết văn.

Ông đã đăng nhiều bài trên Tiểu thuyết thứ bảyTruyền bá. Tác phẩm của ông viết gồm nhiều thể loại như: truyện ngắn, truyện vừa, kịch ... nhưng thành công chủ yếu về thơ, tác phẩm tiêu biểu của ông gồm Tống biệt hành, Tráng ca, Vọng nhân hành.

Thơ của Ông có sắc thái riêng “điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ rắn rỏi, gân guốc, không mềm mại uyển chuyển như phần nhiều thơ bây giờ, nhưng vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại” (Hoài Thanh) và “Khó hiểu” vì trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân thống trị, nhân dân mất tự do nên nhà thơ không thể nói rõ tâm trạng thật lòng yêu nước sâu kín, tình cảm mến trọng những người chiến sĩ cách mạng đã từng bí mật đi về nương náu tại gia đình ông và bị giặc bắt bớ tù đày.

Cách mạng Tháng Tám thành công, ông tham gia phong trào văn nghệ mới, làm bích báo, vẽ áp phích, viết kịch.

 Kháng chiến toàn quốc, ông gia nhập quân đội, được cử làm Thư ký tòa soạn báo Vệ quốc quân, cơ quan ngôn luận của quân đội nhân dân Việt Nam. Do hoàn cảnh công tác, ông sáng tác không nhiều. Tác phẩm tiêu biểu là tác phẩm thơ Chiều mưa đường số 5, viết trong một dịp vào công tác vùng hậu địch năm 1948, nội dung thể hiện tâm tư của quân và dân trong những ngày đầu cực kỳ gian khổ của cuộc kháng chiến giữ nước.

Năm 1950 trên đường đi công tác trong chiến dịch Cao Lạng, ông bị ốm nặng và mất. được đồng đội và nhân dân địa phương mai táng tại bản Pò Noa, xã Phi Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

Ông nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành. Ngoài ra, ông còn có 3 bài thơ Gửi T.T.Kh., Màu máu Tygôn, Dang dở. Sinh thời ông chưa in thơ thành tập. Sáng tác thơ của ông được xuất bản năm 1988 trong sưu tập Thơ Thâm Tâm.

Các tác phẩm chính của ông gồm: Về thơ có: Tống biệt hành, Ngậm ngùi cố sự, Chào Hương Sơn, Ly biệt, Vạn lý Trường thành (thơ in trên các báo trước 1945), Chiều mưa đường số 5 (1948), Thơ Thâm Tâm (1988); Về Kịch có: Sương tháng Tám (kịch một hồi, Tiểu thuyết thứ bảy, 1939), Nga Thiên Hương, 19-8, Lối sống (1945), Lá cờ máu, Người thợ (1946).

Thâm Tâm được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Tài liệu tham khảo chính: - Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (Chủ biên), Từ điển Văn học bộ mới, Nhà Xuất bản Thế giới, 2004.

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Quý Kiên (nhân vật dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là khu vực đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 760m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐẠM PHƯƠNG

ĐẠM PHƯƠNG (1881-1947)

Bà có tên thật là Công Tôn Nữ Đồng Canh (1881-1947), là cháu nội của vua Minh Mạng). Sau này, khi viết báo, bà mới lấy tên là Đạm Phương nữ sử.

Năm 1901, lúc 20 tuổi, bà được mời vào cung vua để dạy các công chúa và cung nữ học tập. Năm 1918, bút danh Đạm Phương nữ sử xuất hiện đều trên các báo trong Nam ngoài Bắc như: Nam Phong, Phụ nữ thời đàm, Tiếng dân, Hữu Thanh... Thời gian này, bà giữ chuyên mục Lời đàn bà trên Báo Thực nghiệp. Từ năm 1919 đến năm 1928, bà làm trợ bút cho Báo Trung Bắc tân văn và giữ chuyên mục Văn đàn bà trên báo này.

Ngoài viết báo, Đạm Phương nữ sử còn là tác giả của nhiều tác phẩm: Giáo dục nhi đồng, Phụ nữ dự gia đình, Nữ công thường thức (3 tập), Kim Tú Cầu (tình sử), Hồng phấn tương tri (truyện dài), Đạm Phương thi văn tập... và những tác phẩm dịch, như: Gái trinh liệt (Trung Quốc), Gia đình giáo dục đàm (Trung Quốc), Dưỡng trẻ em (Pháp), Trường con trẻ (Pháp), Vườn trẻ con (Đức), Nhà trẻ con (Ý)...

Về hoạt động xã hội, nhất là từ sau năm 1926, bà đã tiếp xúc với nhà yêu nước Phan Bội Châu (lúc này cụ Phan đang bị an trí ở Bến Ngự - Huế), sau đó lập ra Nữ công học hội thu hút chị em thanh niên, viên chức tiến bộ ở Huế hoạt động công ích, dạy nghề thủ công cho phụ nữ… Ảnh hưởng của hội tỏa rộng khắp 3 miền và được các bậc chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng cổ vũ; được các trí thức trẻ như Đào Duy Anh, Đoàn Nồng, Nguyễn Lãm tham gia sinh hoạt định kỳ. Hội Nữ công của bà hoạt động cho đến cuối những năm 1930 và càng về sau càng chịu ảnh hưởng của Đảng Cộng sản.

Sau Cách mạng Tháng Tám, nhà bà là cơ sở của cách mạng. Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra ở Huế, bà theo con trai là Hải Triều (Nguyễn Khoa Văn) ra vùng tản cư ở Thanh Hóa rồi mất năm 1947.

Tên bà được đặt tên đường ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

   Tài liệu tham khảo chính: - Lê Thanh Hiền (sưu tầm, biên soạn, giới thiệu), Tuyển tập Đạm Phương nữ sử, NXB Văn học, 2010.

- Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin, 2008.

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m đang thi công, điểm cuối là đường Thâm Tâm (nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 180m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHI BÌNH 1

 Phi Bình là tên làng, xã trước đây thuộc Tổng Thanh An, huyên Hòa Vang, phủ Điện Bàn, nay phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn.

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đạm Phương, điểm cuối là đường Trần Quý Kiên (02 nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 240m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHI BÌNH 2

6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đạm Phương (nhân vật dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Phi Bình 2 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 130m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHI BÌNH 3

7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đạm Phương, điểm cuối là đường Trần Quý Kiên (02 nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 250m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHI BÌNH 4

8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Minh Mạng (đoạn đường dự kiến đặt tiếp), điểm cuối là khu vực đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 300m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHI BÌNH 5

9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Minh Mạng (đoạn đường dự kiến đặt tiếp), điểm cuối là đường 7,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 330m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHI BÌNH 6

10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Minh Mạng (đoạn đường dự kiến đặt tiếp), điểm cuối là đường 7,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 305m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHI BÌNH 7

11. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m đang thi công, điểm cuối là đường Võ Chí Công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 450m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 3,5 và có đoạn rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHI BÌNH 8

IV. KHU TĐC BÁ TÙNG MỞ RỘNG –GIAI ĐOẠN 3, P. HÒA QUÝ (sơ đồ 04 NHS): 04 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Khái Tây 5 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 7,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 120m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: KHÁI TÂY 3

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Khái Tây 3 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 7,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 165m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: KHÁI TÂY 4

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường 15m đang thi công, điểm cuối là đường 7,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 225m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: KHÁI TÂY 5

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m đang thi công, điểm cuối là đường 7,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 220m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: KHÁI TÂY 6

V. KHU TĐC BÁ TÙNG MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 1, 2A, 3B, P. HÒA QUÝ (sơ đồ 05NHS): 06 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 15m đang thi công, điểm cuối là đường 7,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 750m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: THÂN VĂN NHIẾP

THÂN VĂN NHIẾP (1804-1872)

Ông tự là Ngưng Chi, hiệu là Lỗ Đình, xuất thân trong một gia đình vọng tộc, cha là Bố chánh Thân Văn Quyền, dòng dõi Thân Nhân Trung đời Hồng Đức. Ông quê ở làng An Lỗ, sau dời về làng Nguyệt Biều, huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên (nay thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Năm 1841, ông đỗ Giải nguyên và được cử làm Hậu bổ Khánh Hòa rồi thăng Tri huyện Tân Định cùng tỉnh. Sau đó, ông về Huế làm Toản tu ngọc diệp rồi thăng trải các chức: Hành tẩu, Thị giảng, hàm Thị độc, Đốc học Gia Định.

Năm 1852, ông được thăng Án sát tỉnh Bình Thuận, tỉnh Bình Định rồi giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám. Năm 1855, ông lãnh chức Bố chánh sứ các tỉnh Vĩnh Long, Quảng Nam.

Năm 1858, lúc ông đang giữ chức Bố chánh sứ Quảng Nam, tàu Pháp đánh Đà Nẵng, quân ta bị thiệt hại nặng, ông bị cách chức. Sau khi Pháp đánh chiếm 3 tỉnh Nam Kỳ, ông được sung chức Tham biện cơ mật, sau được thăng Tham tri Bộ Binh, năm 1866, được thăng Tuần vũ hộ lý Tổng đốc Bình Định - Phú Yên. Thời gian này, ông dâng lên Vua Tự Đức nhiều sớ tấu về việc chống Pháp, nổi tiếng là sớ Tự cường tự trị.

Năm 1870, ông được thăng thực thụ Tổng đốc Bình Định - Phú Yên và đã tổ chức thực hiện việc bố phòng và lập căn cứ chuẩn bị kháng chiến tại địa phương.

Năm 1872, ông mất và được truy phục nguyên hàm Tổng đốc Bình Phú. Ông là một vị quan thanh liêm, cương trực, nhiều lần dâng sớ và can ngăn triều đình nhiều việc mà không sợ dư luận và quyền uy của nhà vua.

Tên ông đã được đặt tên đường tại thành phố Hồ Chí Minh.

  Tài liệu tham khảo chính: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa, 1997.

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường 15m đang thi công, điểm cuối là đường 7,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 780m; bề rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN ĐĂNG TUÂN

NGUYỄN ĐĂNG TUÂN (1722-1884)

Ông có tên tự Tín Phu, hiệu Thận Trai, quê ở làng Phù Chánh, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông là danh thần triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Xuất thân trong một gia đình Nho học, gặp buổi chiến tranh loạn lạc, ông không ra làm quan mà đi ở ẩn.

Đầu đời Gia Long, ông được tiến cử vào làm việc ở Viện Hàn lâm, rồi làm Tri huyện Ngọc Sơn (nay là vùng thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa). Ít lâu sau, đổi ông về Huế giữ chức Thị giảng nội cung.

Năm 1820, ông được bổ làm Thiêm sự bộ Lễ, đến năm 1827, ông giữ chức Hộ tào Bắc Thành, sau chuyểnphan tinh làm Hữu Tham tri Bộ Lễ, Phó Tổng tài Quốc sử quán rồi sung chức Sư bảo dạy các Hoàng tử.

          Năm 1842, ông làm Thự Hiệp biện đại học sĩ, nhưng vẫn sung chức Sư bảo như cũ rồi xin về hưu, được thăng Vinh lộc đại phu, Hiệp biện đại học sĩ.

          Ông là vị quan đầu tiên dâng lên Vua Minh Mạng sớ tấu 6 điều trong việc trị nước được Vua chuẩn cho thi hành. Sáu điều ông dâng lên sau này trở thành điển lệ của triều Nguyễn:

- Đặt viện Ngự sử để đàn hặc sửa chữa phương thức làm quan.

- Đặt chức Thái phóng sử để xem xét quan lại có tài hoặc kém.

- Giảm chi tiêu vô ích.

- Đặt nhà học ở các doanh, trấn, châu, huyện.

- Mở khoa ân thí.

- Cử hành việc thờ tự gia ân.

Khi mất, ông được truy tặng chức Thiếu sư, và ban tên thụy là Văn Chính. Con ông là Nguyễn Đăng Giai (? - 1854), cháu ông là Nguyễn Đăng Hành, đều là những danh thần triều Nguyễn và có công với nước.

Tên ông đã được đặt tên đường tại tỉnh Quảng Bình.

Tài liệu tham khảo chính: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa, 1997.

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Đăng Tuân (nhân vật dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Nguyễn Quý Cảnh: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 165m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: BAN BAN 18

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Trọng Thứ, điểm cuối là đường Ban Ban 15: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 140m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: BAN BAN 19

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Trọng Thứ, điểm cuối là đường Ban Ban 15: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 140m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: BAN BAN 20

6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Trọng Thứ, điểm cuối là đường Thân Văn Nhiếp (nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 200m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: BAN BAN 21

E. QUẬN SƠN TRÀ

Có 04 tuyến đường:

- Đường đặt tiếp: 01                         

- Đường đặt theo tên làng/xóm xưa kèm số: 03

Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn quận đầy đủ

I. ĐƯỜNG ĐẶNG VŨ HỶ NỐI DÀI, P. AN HẢI ĐÔNG (sơ đồ 01ST): 01 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Hữu Trác, điểm cuối là đường Nguyễn Văn Thoại: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 410m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: ĐẶNG VŨ HỶ

II. KHU DÂN CƯ THỌ QUANG. P. THỌ QUANG (sơ đồ 02ST): 02 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phan Bá Phiến, điểm cuối là Khu dân cư: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 120m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: NAM AN 1

Nam An là tên làng xóm xưa, gắn liền với ý nghĩa lịch sử khai canh, khai cư thành lập xã Nam An (1619-1740), sau này củng cố xây dựng xã Nam An thì đổi tên thành làng Nam Thọ (1740 - 1976) và từ đó đến nay thành khối Thọ An, thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nam An 1 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Phan Bá Phiến: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 70m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: NAM AN 2

III. ĐƯỜNG NỐI TỪ ĐƯỜNG HỒ HỌC LÃM ĐI ĐƯỜNG TRƯƠNG ĐỊNH, P. MÂN THÁI (sơ đồ 03ST): 01 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hồ Học Lãm, điểm cuối là đường Trương Định: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 210m; bề rộng 5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 1m và có đoạn rộng 2m.

- Đề nghị đặt tên đường: MÂN THÁI 1

Mân Thái là địa danh hành chính cấp phường thuộc quận Sơn Trà.

G. QUẬN THANH KHÊ

Có 03 tuyến đường:

- Đường đặt tiếp: 01

- Đường đặt theo tên làng/xóm xưa kèm số: 02

Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn quận đầy đủ.

I. ĐƯỜNG NỐI TỪ ĐƯỜNG NGUYỄN CÔNG HÃNG ĐẾN TƯỜNG RÀO SÂN BAY, P. AN KHÊ (sơ đồ 01TK): 02 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Công Hãng, điểm cuối là tường rào Sân bay: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 465m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: NGUYỄN ĐÌNH TỰU

2. Đoạn đường có điểm đầu và điểm cuối đều là đường Nguyễn Đình Tựu (đoạn dự kiến đặt tiếp): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 160m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: XUÂN AN 1

Xuân An là mỹ từ được ghép từ tên KDC Đông Xuân và Thuận An thuộc phường An Khê, quận Thanh Khê.

II. TUYẾN ĐƯỜNG QUANH DỰ ÁN BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN 3, P. THANH KHÊ TÂY (sơ đồ 01TK): 01 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m đang thi công, điểm cuối là đường Yên Khê 1: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 195m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: YÊN KHÊ 3

H. HUYỆN HÒA VANG

Có 54 tuyến đường:

- Đường đặt tiếp: 01

- Đường đặt theo tên danh nhân: 09

- Đường đặt theo tên làng/xóm xưa kèm số: 44

Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn huyện đầy đủ.

I. KHU TĐC PHỤC VỤ DỰ ÁN BẾN XE PHÍA NAM, X.HÒA PHƯỚC (sơ đồ 01HV): 01 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường quốc lộ 1A, điểm cuối là đường bê-tông xi-măng hiện trạng: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 575m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: HỌC PHI

HỌC PHI (1913-2014)

Ông tên thật là Chu Văn Tập, quê ở xã Tam Nông, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên và tham gia cách mạng từ rất sớm.

Năm 1929 là đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng. Năm 1939, thời kì Mặt trận Bình dân chấm dứt, ông bị an trí về Hưng Yên. Thời gian này, ông tiếp tục viết và xuất bản 3 cuốn tiểu thuyết Đắm tàu, Giòng giõi, Yêu và thù. Ông còn được giao nhiệm vụ cùng ông Vũ Quốc Uy xây dựng Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam.

Sau Cách mạng tháng 8, ông làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Cách mạng tỉnh Hưng Yên. Năm 1946, ông làm Trợ lý Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền.

Năm 1947-1948, ông làm Tổng Thư ký Hội Văn hóa kháng chiến Liên khu III, sau chuyển lên Ban Biên tập Ban Tuyên huấn Trung ương, rồi phụ trách Đoàn Văn công Trung ương.

Hòa bình lập lại, ông trở về Hà Nội rồi giữ chức làm Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, rồi Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam cho tới lúc về hưu.

Năm 1936, ông bắt đầu sự nghiệp viết văn đăng trên báo Đời nay. Sau đó ông viết tiếp hàng loạt truyện ngắn đăng trên báo Tin tức và các báo khác ở Hà Nội. Năm 1944, ông bắt đầu viết kịch. Sự nghiệp viết văn, viết kịch của ông bao gồm hơn 30 vở kịch và 9 cuốn tiểu thuyết, tiêu biểu là:

Về Tiểu thuyết, có: Hai làn sóng ngược - Xung đột (1939), Đắm tàu (1940), Giòng giõi (1941), Yêu và thù (1942), Hừng đông (1980), Ngọn lửa (1981), Xuống đường (1996), Bà đốc Huệ, Cuộc đời về cuối (1999).

Về Kịch, có: Người kĩ nữ ở Đông Quan, Cà sa giết giặc (1946), Ngày mai (1951), Chị Hòa (1955), Bên đường dốc, Một đảng viên (1960), Lúa mùa thu, Mở đường, Mai, Ni cô Đàm Vân (1976), Cô hàng rau, Hoàng Lan, Đêm dài.

Với những cống hiến cho văn học nghệ thuật, ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1, năm 1996).

Tài liệu tham khảo chính: Tin buồn đăng trên các báo Thanh Niên, Đời sống và Pháp luật, Nhân Dân, Tuổi Trẻ, VOV, VN EXPress…ngày 8 tháng 5 năm 2014.

- Cây đại thụ của sân khấu Việt Nam đã ra đi, Báo Đời sống và Pháp luật, ngày 8 tháng 5 năm 2014.

II. KHU TTHC HUYỆN HÒA VANG, X.HÒA PHONG (sơ đồ 02HV): 07 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường quốc lộ 14B, điểm cuối là đường Dương Lâm 3 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 355m; bề rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tên đường: DƯƠNG LÂM 1

Dương Lâm là tên địa danh làng cũ, nay thuộc xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang.

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Dương Lâm 3, điểm cuối là đường Dương Lâm 7 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 330m; bề rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tên đường: DƯƠNG LÂM 2

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Quảng Xương, điểm cuối là đường Dương Lâm 7 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 610m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: DƯƠNG LÂM 3

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Quảng Xương, điểm cuối là đường Dương Lâm 2 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 150m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: DƯƠNG LÂM 4

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Dương Lâm 1, điểm cuối là đường Dương Lâm 2 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 230m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: DƯƠNG LÂM 5

6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Dương Lâm 2, điểm cuối là đường Dương Lâm 3 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 150m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: DƯƠNG LÂM 6

7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Dương Lâm 5, điểm cuối là đường Dương Lâm 3 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 350m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: DƯƠNG LÂM 7

III. KHU TÁI ĐỊNH CƯ HÒA LIÊN, X.HÒA LIÊN (sơ đồ 03HV): có 06 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Tất Thành, điểm cuối là đường Vân Dương 5 (tên dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 395m; bề rộng có đoạn rộng 7,5m  và có đoạn rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: VÂN DƯƠNG 1

Vân Dương là đơn vị thôn thuộc xã Hòa Liên và sau này được chia tách ra 02 đơn vị thôn là Vân Dương 1 và Vân Dương 2, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang.

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vân Dương 1, điểm cuối là đường Vân Dương 6 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 325m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: VÂN DƯƠNG 2

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vân Dương 1, điểm cuối là đường Vân Dương 6 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 325m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: VÂN DƯƠNG 3

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vân Dương 1, điểm cuối là đường Vân Dương 6 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 325m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: VÂN DƯƠNG 4

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vân Dương 2, điểm cuối là đường Vân Dương 1 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 155m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: VÂN DƯƠNG 5

6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Tất Thành, điểm cuối là đường Vân Dương 4 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 180m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: VÂN DƯƠNG 6

IV. KHU TĐC HÒA KHƯƠNG, X.HÒA KHƯƠNG (sơ đồ 04HV): có 07 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu và điểm cuối đều là đường ĐH8: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 820m; bề rộng có đoạn rộng 5,5m và có đoạn rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 3m và có đoạn rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đườngNGUYỄN CÁCH

NGUYỄN CÁCH (1912-1959)

Ông quê thôn La Châu, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Ông là cán bộ lão thành cách mạng, tham gia hoạt động từ năm 1939, vào Đảng từ tháng 10 năm 1946, trong kháng chiến chống Pháp là Huyện ủy viên Huyện ủy Hòa Vang, Bí thư Đảng ủy xã Hòa Khương. Tháng 1 năm 1956, ông bị địch bắt giam ở nhà lao Hòa Vang nhưng vượt ngục thành công. Tháng 11 năm 1956, ông được phân công đưa một đoàn cán bộ vượt tuyến ra miền Bắc. Tháng 7 năm 1957, đồng chí Nguyễn Cách xin trở lại Hòa Vang để tiếp tục hoạt động cách mạng, được phân công giữ chức Phó Bí thư Huyện ủy Hòa Vang.

Trong cuộc gặp đồng chí Mai Ngọc Châu ở Hà Nội, Bác Hồ bày tỏ mong muốn của Người là làm thế nào để “Hòa Vang trở thành một chấm son trên bản đồ Tổ quốc” và ân cần gửi lời thăm hỏi các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ huyện vẫn đang kiên cường trụ bám ở Hòa Vang, trong đó có Phó Bí thư Huyện ủy Nguyễn Cách.

Ngày 5 tháng 12 năm 1959, trong một chuyến công tác, Phó Bí thư Huyện ủy Nguyễn Cách bị địch phục kích bắn chết ở phía tây quận Hiếu Đức (do chính quyền Sài Gòn thành lập vào giữa năm 1958, gồm các xã Hòa Thượng, Hòa Ninh, Hòa Lạc, Hòa Hưng, Hòa Phú của huyện Hòa Vang).

Ông được truy tặng Huân chương Độc lập hạng Ba vào năm 1998 và là một trong ba người con trai đã hy sinh của Bà mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Tý.

Nguồn tham khảo chính: Hội Khoa học Lịch sử thành phố cung cấp.

2. Đoạn đường có điểm đầu và điểm cuối đều là đường Nguyễn Cách (tên nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 400m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHÚ SƠN TÂY 1

Phú Sơn Tây là địa danh thôn xóm thuộc xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang.

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Cách (tên nhân vật dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Phú Tây Sơn 3 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 175m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHÚ SƠN TÂY 2

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phú Sơn Tây 1 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Nguyễn Cách (tên nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 125m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHÚ SƠN TÂY 3

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường ĐH8, điểm cuối là đường Nguyễn Cách (nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 210m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHÚ SƠN TÂY 4

6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phú Sơn Tây 1 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Nguyễn Cách (nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 155m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHÚ SƠN TÂY 5

7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phú Sơn Tây 5 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Nguyễn Cách (nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 100m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHÚ SƠN TÂY 6

V. KHU TĐC HÒA LIÊN 2, 3, 4, 5 X. HÒA LIÊN (sơ đồ 05HV): có 32 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Tất Thành, điểm cuối là đường 5,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 1.260m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRẦN QUỐC TẢNG

TRẦN QUỐC TẢNG (1253-1313)

Ông là danh tướng triều Trần; người có công trấn giữ vùng biển, đảo phía đông bắc của Tổ quốc.

Ông được phong tước Hưng Nhượng Vương, là con trai thứ ba của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Từ nhỏ, ông đã nổi danh là người “Tính khí mạnh mẽ, thích trừ bọn bạo ngược”.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược lần thứ hai (1885), ông tập hợp quân từ trang ấp của mình để tham gia, góp phần chiến thắng quân giặc. Sau đó, ông được vua Trần ban đất lập ấp ở vùng Tĩnh Bang (Quảng Ninh), trấn giữ vùng đất Cửa Suốt - cửa ngõ phía đông bắc của Tổ quốc.

Năm 1288, khi quân Nguyên - Mông vào xâm lược nước ta lần thứ ba, ông được giao trấn giữ các đồn dọc biên giới phía đông bắc, chặn đường tiến của giặc.

Sau chiến thắng quân Nguyên - Mông, triều đình bình công xét thưởng, ông được phong làm Tiết độ sứ.

Tháng 3 năm 1313, Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng qua đời. Vua Trần Minh Tông đã truy tặng ông chức Thái úy và cho lập đền thờ tại vùng Cửa Ông (Quảng Ninh) và sắc phong Thượng đẳng thần.

Tác phẩm của ông để lại có Phóng cuồng ca.

Hiện nay, nhiều tỉnh đã đặt tên đường Trần Quốc Tảng.

Tài liệu tham khảo chính: - Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin, 2008.

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vành đai phía tây 2, điểm cuối là khu vực chỉnh trang: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 760m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN THIÊN TÍCH

NGUYỄN THIÊN TÍCH (1400 – 1470)

Ông tự là Huyền Khuê, người làng Nội Duệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Năm 1431, ông thi đỗ khoa Hoành từ, nhờ việc văn chương mà vua biết đến và được giao giữ việc soạn thảo văn bản ngoại giao với nhà Minh.

Đầu đời Thiệu Bình, ông được giao kiêm Ngự tiền học sinh, được sung làm làm Phó sứ sang nhà Minh (Trung Quốc) tạ ơn cáo tang Lê Thái Tổ. Khi về nước, ông được thăng Thị Ngự sử.

Ông là người thẳng thắn, dám phê phán những việc làm sai trái của các đại thần của triều đình.

Năm 1438, ông lại được cử làm Phó sứ sang Trung Quốc, khi về ông được đổi làm Thị độc Viện hàn lâm.

Năm 1442, ông vâng mệnh soạn văn bia Hựu Lăng. Trong đời Thái Hòa, ông được thăng Phó sứ Viện nội mật; lại bị người vu cáo dẫn đến mất chức và sau lại được dung làm Tri chế cáo Viện hàn lâm

Thời Lê Thánh Tông, ông được thăng làm Thượng thư bộ Binh kiêm chức Tế tửu Quốc tử giám. 

Ông là người do tài văn chương mà được tin dùng, uy phong khẳng khái, trước sau không đổi, được ơn tri ngộ bốn triều, nhờ có tiết khí nên được tôn trọng. Ông là một trí thức Nho học lớn, một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm và là một thà thơ tài hoa. Ông có tham gia bình luận bộ sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi và còn lại 20 bài chữ Hán được chép trong tập Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn.

Tài liệu tham khảo chính: - Phan Huy Chú, Lịch triều Hiến chương loại chí, tập 2 (phần Nhân vật chí), Nhà xuất bản Trẻ, 2014.

- Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin, 2008. 

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hòa Liên 1 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Phạm Đôn Lễ (nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 620m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐỖ ĐÌNH THIỆN

ĐỖ ĐÌNH THIỆN (1904 – 1972)

Ông là doanh nhân, sinh năm 1904 ở Hà Nội. Ông sớm tham gia vào các hoạt động yêu nước.

Năm 1926, vì tham gia vào phong trào bãi khóa để tang cụ Phan Châu Trinh nên ông bị đuổi học. Để tiếp tục theo đuổi con đường của mình, ông đã làm lại giấy khai sinh và học tiếp tại tỉnh Nam Định. Năm 1927, ông sang Pháp học kỹ sư canh nông ở Toulouse và gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. Năm 1931, vì những hoạt động cách mạng như in truyền đơn gửi về nước qua các lính lê dương Đông Dương ở Pháp nên ông bị trục xuất về Việt Nam. Trở về nước, ông nổi tiếng về hoạt động kinh doanh, như tiệm tơ Cát Lợi ở 54 Hàng Gai Hà Nội - nơi Bác Hồ từng tiếp khách quốc tế trong những ngày đầu cách mạng.

Là một doanh nhân giàu lòng yêu nước, khi sự nghiệp phát đạt, Đỗ Đình Thiện và gia đình đã có nhiều đóng góp cho nền tài chính cách mạng. Ông được giao phụ trách Quỹ Độc lập và cũng là người mua đấu giá bức chân dung Bác Hồ của họa sĩ Nguyễn Sáng với giá 1 triệu đồng đưa vào quỹ rồi sau đó tặng lại bức tranh cho Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Hà Nội, biến cuộc đấu giá trở thành lễ rước chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, cổ vũ lòng kính yêu của nhân dân đối với lãnh tụ. Năm 1946, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp, ông đã được tháp tùng Bác. Từ năm 1947 đến năm 1953, ông được giao nhiệm vụ làm Giám đốc trưởng của Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo, Trưởng phòng Quỹ Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Ông là thành viên của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho đến khi qua đời vào ngày mồng 2 tháng 1 năm 1972. 

Hiện nay Hà Nội có con đường mang tên Đỗ Đình Thiện.

Tài liệu tham khảo chính: Hội Khoa học Lịch sử thành phố.

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vanh đai phía tây 2, điểm cuối là đường Nguyễn Thiên Tích (nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 800m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHẠM ĐÔN LỄ

PHẠM ĐÔN LỄ (1454 - ?)

Ông có tên tự là Lư Khanh, quê ở làng Hải Triều (tục gọi là Làng Hới), tổng Thanh Triều, phủ Long Hưng, huyện Ngự Thiên, tỉnh Hưng Yên (nay là thôn Hải Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình)

Ông đỗ đầu cả ba kỳ: thi Hương, thi Hội và thi Đình nên gọi là Tam nguyên. Tại trường thi Đình, ông đỗ chính danh Trạng nguyên khoa Tân Mùi (1481), niên hiệu Hồng Đức 12, đời vua Lê Thánh Tông nên vẫn thường gọi là Tam nguyên Đôn Lễ.

Ông làm quan đến các chức Tả Thị lang, rồi Thượng Thư đời vua Lê Thánh Tông. Sau đó, ông được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc). Khi về nước, ông đã đem các kỹ thuật dệt chiếu tiên tiến đã học được ở Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) về truyền bá cho dân làng Hải Triều và dân các làng miền duyên hải trấn Sơn Nam Hạ. Ông lại có sáng kiến cải tiến cách dệt chiếu bằng khung nằm, có ngựa đỡ sợi dọc, làm cho sợi đay luồn cói, chao cói nhanh hơn, sợi đan đều hơn, năng suất cao, chiếu lại đẹp. Vì có công dạy dân làng dệt chiếu cói nên ông còn được gọi là Trạng Chiếu

Khi từ quan, ông về ở và dạy học tại làng Mỹ Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Tại khu đất Đồng Cời thuộc thôn Mỹ Xá, xã Ngọc Sơn hiện nay có lăng mộ thờ Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ. Vùng Hới (xã Hải Triều) còn thờ ông làm Tổ sư nghề dệt chiếu.

Tên ông được đặt tên đường ở Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Thái Bình…

Tài liệu tham khảo chính:- Vũ Ngọc Khánh, Văn thần Việt Nam, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin, 2006.

- Đặng Hùng (Sưu tầm), Ông tổ nghề chiếu Việt Nam, Báo Thái Bình Điện tử, Thứ Hai, 25-2-2013.

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đồng Lớn 2, điểm cuối là đường Đồng Lớn 15 (2 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 1.210m; bề rộng có đoạn rộng 7,5m và có đoạn 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: PHẠM QUÝ THÍCH

PHẠM QUÝ THÍCH (1760 – 1825)

Ông có tên tự là Dữ Đạo, hiệu Lập Trai, biệt hiệu Thảo Đường; người làng Hoa Đường, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng (nay thuộc huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương); trú quán ở phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương thành Thăng Long (Hà Nội).

 Đậu Tam giáp đồng Tiến sĩ khoa Kỷ Hợi năm Cánh Hưng thứ 40 (1779), lúc ấy 20 tuổi, ông được bổ nhiệm chức Thiêm sai tri công phiên, Đông các hiệu thư. Khi quân Tây Sơn ra Bắc, ông  ẩn náu ở vùng Kinh Bắc.

Năm đầu dưới thời vua Gia Long (1802) ông được mời ra giữ chức Thị trung học sĩ, tước Thích An hầu.

Năm 1811 ông được triệu vào Kinh (Huế) giữ việc chép sử. Năm 1813, ông làm Giám thị trường thi Sơn Nam. Sau ông cáo bệnh xin về.

Năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) có chỉ triệu ra làm quan, nhưng ông viện lý do đau yếu để từ chối.

Cuộc đời ông chủ yếu gắn với nghề dạy học. Học trò của ông rất đông, nhiều người về sau nổi danh như Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Lý.

Ông để lại nhiều tác phẩm tiêu biểu như: Thảo đường thi nguyên tập (học trò của ông là Chu Doãn Trí tập hợp các tác phẩm chữ Hán của ông), Lập Trai văn tập, Thiên Nam long thủ lục truyện, Chu dịch vấn đáp toát yếu,Dịch kinh đại toàn tiết yếu diễn nghĩa, Luận ngữ ngu án.., cùng nhiều lời tựa, lời bình các tác phẩm thơ văn được chép trong các sưu tập khác nhau, nổi tiếng là bài Đoạn trường tân thanh đề từ.

Tên ông được đặt tên đường ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Tài liệu tham khảo chính: - Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà Xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2008.

- Nhóm Trí thức Việt biên soạn, Những bậc Tiên sư nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, Nhà Xuất bản Thời đại, 2014.

- Tạ Ngọc Liễn, Danh nhân văn hóa trong lịch sử Việt Nam, Nhà Xuất bản Thanh niên, 2008.

6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đồng Lớn 2, điểm cuối là đường Đồng Lớn 15 (2 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 585m; bề rộng có đoạn rộng 7,5m và có đoạn 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN CÔNG THÁI

NGUYỄN CÔNG THÁI (1684 – 1758)

Ông quê ở làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Ông đỗ giải nguyên, rồi đỗ Hội nguyên đồng Tiến sĩ năm 1715.

Năm 1728, ông làm Tế tửu Quốc tử giám coi việc Binh phiên. Sau đó, thi đỗ hàng thứ 3 khoa Đông các, được kiêm chức Hiệu thư Đông các. Năm 1733, ông được thăng Tả Thị lang Bộ Công rồi Hữu Thị lang Bộ Hình; sau đó làm Tả Thị lang Bộ Lại, tước Ứng Quận công và Bồi tụng ở phủ Chúa.

Năm 1740, ông cùng Tri hộ phiên Nguyễn Quý Cảnh tôn Trịnh Doanh lên làm Chúa thay cho Trịnh Giang, vì thế ở chốn triều đình và cung cấm được yên ổn. Khi thưởng công, ông được phong Suy trung dực vận công thần và cùng Nguyễn Quý Cảnh vào phủ làm Tham tụng. Sau đó, ông được thăng đến Thượng thư Bộ Lễ. Khi Trịnh Doanh nghe lời dèm pha của hoạn quan Đỗ Thế Giai, đã cho ông ra coi trấn Sơn Nam. Sau đó, ông được gia hàm Thiếu bảo rồi về hưu. Sau đó, Trịnh Doanh cho mời ông ra làm đến Thượng thư Bộ Lại, hàm Thái tử Thái phó. Nhưng vì biết Chúa vẫn nghe theo lời Đỗ Thế Giai, ông kiên quyết xin nghỉ.

Ông là quan đầu triều nhưng trong sạch, giản dị, thẳng thắn và có công to trong việc lập ngôi chúa. Từ năm 1728, ông đã nổi tiếng qua vụ đấu tranh buộc nhà Thanh (Trung Quốc) phải trả lại vùng đất Tuyên Quang có mỏ đồng lớn Tụ Long và cho dựng bia làm giới mốc.

Tên ông đã được đặt tên đường ở Thủ đô Hà Nội.

Tài liệu tham khảo chính: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin, 2008. 

- Phan Huy Chú, Lịch triều Hiến chương loại chí, tập 2 (phần Nhân vật chí), Nhà xuất bản Trẻ, 2014.

7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Quý Thích (nhân vật dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường ĐT 601: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 540m; bề rộng có đoạn rộng 7,5m và có đoạn 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: NGÔ MIỄN

NGÔ MIỄN (1372- 1407)

 Ông có tên tự là Minh Đức, nguyên quán tại hương Xuân Hi (tục gọi làng Hẹ), huyện Kim Hoa, châu Tam Đái, lộ Đông Đô (nay là thôn Xuân Phương, phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).

Năm 1393, ông đỗ Thái học sinh, khoa Quý Dậu, niên hiệu Quang Thái, đời vua Trần Thuận Tông, giữ các chức quan “Nội nhân” coi quân Thiên Cương Hoàng gia, Hành khiển Thượng thư lệnh Hữu Tham tri chính sự, kiêm coi các lăng tẩm vua Trần ở phủ Thiên Trường.

 Khi quân Minh sang xâm lược, dưới sự chỉ huy của Hồ Hán Thương, ông đã có công lớn tổ chức nhân dân chống lại quân xâm lược.

Ngày 11-5-1407, trong một trận giao chiến ác liệt với quân nhà Minh ở cửa biển Thần Phù thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nhận thấy quân ít, thế cô, không muốn để để rơi vào tay giặc, ông đã cùng viên tướng là Kiều Hiểu tự vẫn tại cửa biển Kỳ La, lúc ấy ông 36 tuổi. Vợ ông là Nguyễn Thị cũng chết theo.

Ngô Sỹ Liên trong sách Đại Việt sử ký toàn thư và Hồ Nguyên Trừng trong sách Nam Ông mộng lục đều ca ngợi gương tiết nghĩa của hai vợ chồng ông.

Hiện nay, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc có tên đường mang tên ông.

Tài liệu tham khảo chính: - Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, Từ điển lịch sử nhân vật Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa, 1997.

- Cổng Thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 24-8-2011.

8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hòa Liên 2 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Nguyễn Thiên Tích (nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 325m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÒA LIÊN 1

Hòa Liên là tên tên đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hòa Liên 1 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 7,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 480m; bề rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÒA LIÊN 2

10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hòa Liên 1, điểm cuối là đường Hòa Liên 7 (2 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 240m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÒA LIÊN 3

11. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hòa Liên 1, điểm cuối là đường Hòa Liên 7 (2 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 240m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÒA LIÊN 4

12. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hòa Liên 1, điểm cuối là đường Hòa Liên 7 (2 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 240m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÒA LIÊN 5

13. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Tất Thành, điểm cuối là đường Nguyễn Thiên Tích (nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 390m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÒA LIÊN 6

14. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hòa Liên 2 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Đỗ Đình Thiện (nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 270m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÒA LIÊN 7

15. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hòa Liên 2 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Đỗ Đình Thiện (nhân vật dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 270m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÒA LIÊN 8

16. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hòa Liên 8 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 7,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 130m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÒA LIÊN 9

17. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hòa Liên 8 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 7,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 130m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÒA LIÊN 10

18. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hòa Liên 8 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Phạm Đôn Lễ (nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 235m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: HÒA LIÊN 11

19. Đoạn đường có điểm đầu và điểm cuối đều là đường Phạm Quý Thích (nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 150m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐỒNG LỚN 1

Đồng Lớn là tên xứ đất thuộc xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang. Khu vực này là ruộng lúa nhưng rất manh mún, xen lẫn cây cối, mộ.., sau khi thực hiện cải tạo ruộng đất theo chủ trương của Nhà nước nơi đây được cải tạo đầu tiên của xã và lớn nhất của HTX nên được gọi là ruộng Đồng Lớn.

20. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Quý Thích (nhân vật dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường ĐT.601: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 445m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐỒNG LỚN 2

21. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đồng Lớn 2, điểm cuối là đường Đồng Lớn 6 (2 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 180m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐỒNG LỚN 3

22. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đồng Lớn 3 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Nguyễn Công Thái (nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 120m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐỒNG LỚN 4

23. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đồng Lớn 3 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Nguyễn Công Thái (nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 130m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐỒNG LỚN 5

24. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Quý Tích (nhân vật dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Nguyễn Công Thái (2 nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 220m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐỒNG LỚN 6

25. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Quý Thích (nhân vật dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Đồng Lớn 14 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 195m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐỒNG LỚN 7

26. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m đang thi công, điểm cuối là đường Ngô Miễn (nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 135m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐỒNG LỚN 8

27. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đồng Lớn 2 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Ngô Miễn (nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 395m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐỒNG LỚN 9

28. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đồng Lớn 2, điểm cuối là đường Đồng Lớn 11 (2 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 115m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐỒNG LỚN 10

29. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đồng Lớn 9, điểm cuối là đường Đồng Lớn 14 (2 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 125m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐỒNG LỚN 11

30. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đồng Lớn 9, điểm cuối là đường Đồng Lớn 14 (2 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 125m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐỒNG LỚN 12

31. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đồng Lớn 2 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Ngô Miễn (nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 415m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐỒNG LỚN 14

32. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m đang thi công, điểm cuối là đường Nguyễn Công Thái (nhân vật dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 275m; bề rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐỒNG LỚN 15

VI. QUỐC LỘ 14B TỪ ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN ĐẾN GIÁP QUẢNG NAM, CÁC XÃ: HÒA NHƠN, HÒA PHONG,  HÒA KHƯƠNG (sơ đồ 06HV): 1 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, điểm cuối giáp tỉnh Quảng Nam: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 8.220m; bề rộng 11m; vỉa hè mỗi bên rộng 0,5m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: TRƯỜNG SƠN

;
;
.
.
.
.
.