Sức khỏe thể chất liên quan trực tiếp đến những thức ăn bạn ăn, nó cung cấp cho cơ thể những dinh dưỡng cần thiết để cơ thể khoẻ mạnh.
|
Cholesterol cao: Chế độ ăn nhiều chất béo là nguyên nhân hàng đầu gây ra cholesterol cao. Cuộc sống bận rộn, chúng ta có xu hướng ăn các loại thức ăn nhanh nhiều hơn. Những bữa ăn có hàm lượng chất béo cao dẫn đến cholesterol cao. |
|
Bệnh tim mạch - Đột quỵ: Ăn thức ăn ít dinh dưỡng, hàm lượng chất béo cao và không có chất xơ cùng với thiếu hoạt động thể chất đều dẫn nguy cơ bị đột quỵ và các bệnh tim khác. Các mảng bám tích tụ trong các mạch máu sẽ gây ra các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng. |
|
Béo phì: Mất cân bằng năng lượng là nguyên nhân thường gặp nhất gây thừa cân và béo phì. Cân bằng năng lượng nghĩa là năng lượng vào ngang bằng với năng lượng ra. Năng lượng vào là lượng calo mà bạn thu được từ thức ăn và đồ uống. Năng lượng ra là năng lượng mà cơ thể sử dụng để thở, tiêu hóa và các hoạt động thể lực. |
|
Tăng huyết áp: Ăn các loại thực phẩm quá ngọt, mặn, hàm lượng caffeine cao, đồ ăn vặt hoặc thức ăn tinh chế là những yếu tố chính dẫn đến tăng huyết áp. Và đây là bệnh khó có thể phát hiện được. Nếu bệnh phát hiện quá muộn có thể gây tử vong. |
|
Ung thư: Nhiều bệnh ung thư như đại tràng, vú và bàng quang đã được chứng minh có liên quan đến thức ăn không dinh dưỡng. Bước đầu tiên để ngăn ngừa những căn bệnh ung thư này là hạn chế lượng thức ăn có đường tinh luyện, dầu hydro hóa, thịt chế biến, thịt xông khói và nitrat. |
|
Gout: Do dinh dưỡng kém, cơ thể bạn bắt đầu sản xuất quá nhiều axit uric. Axit uric này kết tinh trong các khớp gây ra một dạng viêm khớp phức tạp gọi là bệnh gout. Bệnh liên quan đến việc tiêu thụ thực phẩm có nhiều chất béo và hải sản như cá mòi, hàu,... Thậm chí quá nhiều gia cầm, thịt đỏ, và sữa nguyên chất có thể dẫn đến bệnh gout. |
|
Tiểu đường: Ăn nhiều đường tinh luyện, thực phẩm chế biến và chế độ ăn nhiều chất béo quá lâu sẽ gây ra bệnh tiểu đường. Đây là bệnh phổ biến nhất xảy ra do dinh dưỡng kém. |
|
Trầm cảm: Béo phì, ăn uống mất kiểm soát hoặc ăn quá nhanh, về cơ bản không cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể dẫn đến rối loạn tinh thần, và cuối cùng có thể dẫn đến trầm cảm khi kết hợp với một lối sống không lành mạnh. |
|
Rối loạn ăn uống: Nếu bạn quá chú ý về những gì bạn ăn, ăn bao nhiêu, nó ảnh hưởng đến trọng lượng của bạn thế nào, kiểm tra cân nặng mỗi ngày... sẽ dẫn đến một rối loạn ăn uống. Điều này có thể dẫn việc bạn ăn thức ăn ít dinh dưỡng và có hại cho sức khoẻ. |
|
Sức khỏe tâm thần: Khi bạn không cung cấp cho cơ thể của mình dinh dưỡng cần thiết, bạn bắt đầu suy nghĩ quá nhiều về thức ăn thay vì những thứ quan trọng khác. Điều này dẫn đến ám ảnh, trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. |
Theo VOV