ĐNO - Những ngày này, trên khắp phố phường Đà Nẵng, không khí Tết bắt đầu rộn rã. Bên cạnh những điểm bán hoa tươi rực rỡ, những siêu thị trang hoàng bắt mắt, hiện đại, không khó để bắt gặp những hình ảnh bình dị, thân thuộc của những người làm bánh, mứt, bán cát trắng thay lư hương… gợi trong tâm hồn mỗi người chút xôn xao khi Tết về.
|
Nhiều tuyến phố rực rỡ sắc màu của phong bao lì xì, dây kim tuyến trang trí và những đồ phục vụ ngày Tết. Ảnh: XUÂN SƠN |
|
Người dân phấn khởi chở hàng Tết về nhà. Ảnh: XUÂN SƠN |
|
Những cành đào miền Bắc thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng. Ảnh: XUÂN SƠN |
|
Thị trường hoa dịp Tết đang ngày càng sôi động hơn. Hoa cúc rẻ và đẹp, vừa mang ý nghĩa phong thủy tốt lại dùng để trang trí nhà cửa khi xuân sang nên nhanh chóng trở thành mặt hàng được săn đón. Ảnh: THU THẢO |
|
Người dân chọn mua bonsai và mai kiểng tại chợ hoa Mậu Tuất 2018. Ảnh: XUÂN SƠN |
|
Hoa voan làm thủ công ngày càng được nhiều người ưa chuộng trong dịp Tết, người làm hoa không chỉ có sự tỉ mỉ, khéo tay, nắm được những nguyên vật liệu cơ bản mà còn phải có đôi mắt thẩm mỹ, biết cách phối màu sắc hài hòa, tạo dáng cho hoa sao cho thanh cảnh, sống động như hoa thật. Ảnh: NGỌC HÀ |
|
Tết năm nay, bên cạnh thị trường hoa thật đang rất sôi động và nhộn nhịp thì thị trường hoa giả với đa dạng chủng loại như: hoa vải, hoa lụa, hoa pha lê, hoa đá, cao su… cũng “hút” khách không kém. Ảnh: HẢI ĐĂNG |
|
Nhiều khách hàng chọn cho gia đình những bình hoa lớn để trang trí trong nhà. Ảnh: HẢI ĐĂNG |
|
Những ngày cận Tết, hình ảnh những chiếc xe chở cát trên đường phố với tấm bảng “bán cát lư hương” dần trở nên quen thuộc ở Đà Nẵng và trở thành một nghề mưu sinh ngày Tết của người dân nghèo. Ảnh: HẢI ĐĂNG |
|
Những chiếc xe chở cát đi khắp phố phường. Ảnh: HẢI ĐĂNG |
|
Những ngày cận Tết, mọi người đều tất bật dọn dẹp nhà cửa, sửa sang lại bàn thờ tổ tiên để đón năm mới. Đây cũng là lúc những chiếc lư hương, chân nến… bằng đồng được chủ nhà mang đi đánh bóng, làm mới. Tuy là nghề thời vụ, chỉ xuất hiện 1 lần/năm nhưng mang lại thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình. Ảnh: HẢI ĐĂNG |
|
Một trong những món bánh chỉ xuất hiện vào dịp Tết đến, Xuân về là bánh in. Là món bánh truyền thống của Việt Nam, bánh in được dùng trong việc thờ cúng dịp Tết. Bánh in truyền thống được làm từ 3 nguyên liệu là bột năng, bột nếp, đường. Đường làm bánh in là đường trắng tinh luyện đã được hầm theo một công thức nhất định của người làm bánh sau đó sẽ được trộn với bột nếp và bột năng sao cho nó có độ kết dính giữa các nguyên liệu rồi được ép, đúc theo khuôn đã tạo sẵn. Ảnh: HUỲNH TRANG |
|
Bánh sau khi được tạo hình sẽ mang đi sấy khô để có được độ cứng nhất định, tiếp theo sẽ được bọc vào giấy ngũ sắc, công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, chỉn chu của người làm để tạo ra những cây bánh truyền thống đúng nghĩa. Bánh có mùi thơm nhẹ và được gói trong những tờ giấy ngũ sắc làm cho loại bánh này thêm phần bắt mắt, phù hợp trong việc trang trí, trưng bày và thờ cúng. Ảnh: HUỲNH TRANG |
|
Nói đến hương vị ngày Tết chắc chắn không thể thiếu món mứt gừng. Gừng được rửa sạch, thái thành lát nhỏ. Bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng già rồi cho hỗn hợp đường và gừng vào, đun với lửa vừa. Liên tục dùng đũa đảo đều để gừng không bị cháy sém và được ngấm đường. Đến khi lượng nước đường trong chảo không còn nhiều và đã hơi sền sệt thì giảm nhỏ lửa, dùng đũa đảo liên tục và cho vanilla vào để tạo mùi thơm. Ảnh: NGỌC HÀ |
|
Chợ ngày giáp Tết luôn đông vui, nhộn nhịp, không chỉ người mua phấn chấn mà người bán cũng rộn ràng chắt chiu từng khoản tiền nhỏ cho một cái Tết ấm áp hơn bên gia đình. Ảnh: HẢI ĐĂNG |
|
Luôn hòa nhã, nói lời cảm ơn và nở nụ cười thật tươi là cách mà các tiểu thương níu chân khách hàng. Ảnh: HẢI ĐĂNG |
|
Tại các chợ, bánh kẹo, các loại mứt đã lên đầy trên sạp, bày la liệt với đủ loại màu sắc thu hút người nội trợ. Ảnh: THU THẢO |
Nhóm PV (thực hiện)