Những đóa hoa lặng lẽ tỏa hương

ĐNO - Nép mình giữa một góc phố phường tấp nập, Trường Chuyên biệt Tương lai (Đà Nẵng) là “mái nhà chung” của hơn 200 em học sinh khuyết tật vận động, trí tuệ và câm điếc bẩm sinh. Dưới mái nhà ấy, có những người thầy, người cô ngày ngày dạy dỗ, chăm sóc các em bằng sự nhẫn nại và yêu thương.

Theo thầy Hiệu trưởng Nguyễn Duy Quy, tại 2 cơ sở của nhà trường hiện có tổng số 39 giáo viên. Nhiều thầy, cô đã có thâm niên công tác lâu năm, có người còn rất trẻ. Như những đóa hoa lặng thầm tỏa hương cho đời, họ cần mẫn gom góp tình thương, lòng yêu nghề và sự nhẫn nại để giúp những học sinh khuyết tật, với ước mong các em có cuộc sống tốt hơn ở hiện tại và cả sau này.

Trong căn phòng nhỏ của lớp CDB1, cô Trần Thị Mỹ Anh và cô Trương Thị Ngọc Bích đang cho từng em uống sữa buổi sáng. Ảnh: XUÂN SƠN
Trong căn phòng nhỏ của lớp CDB1, cô Trần Thị Mỹ Anh và cô Trương Thị Ngọc Bích đang cho từng em uống sữa buổi sáng. Ảnh: XUÂN SƠN
Cô Nguyễn Thị Thu Thảo, giáo viên tại cơ sở 1 hướng dẫn các em học sinh chơi ghép hình. Đây là trò chơi giúp tăng tính sáng tạo cho các em. Ảnh: XUÂN SƠN
Cô Nguyễn Thị Thu Thảo, giáo viên tại cơ sở 1 hướng dẫn các em học sinh chơi ghép hình. Đây là trò chơi giúp tăng tính sáng tạo cho các em. Ảnh: XUÂN SƠN
â
Không chỉ là việc uống sữa, các cô còn chăm chút cho các em từng chi tiết nhỏ, từ việc giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho đến an ủi, dỗ dành các em khi các em khóc lóc hay nghịch ngợm. Những khi ấy, các cô như người mẹ thứ hai của các em. Ảnh: XUÂN SƠN
Cô giáo trẻ Nguyễn Đức Băng Tâm sinh năm 1992, chủ nhiệm lớp CDB2 tại cơ sở 1 đã có 2 năm gần gũi, dạy dỗ và chăm sóc các em nhỏ từ việc tập đi lại cho đến tập chơi những trò chơi vận động. Tâm chia sẻ: “Càng gắn bó với các em, tôi lại thấy thương các em thật nhiều. Chỉ mong các em luôn mạnh khỏe, vui vẻ như thế này”. Ảnh: THU THẢO
Cô giáo trẻ Nguyễn Đức Băng Tâm sinh năm 1992, chủ nhiệm lớp CDB2 tại cơ sở 1 đã có 2 năm gần gũi, dạy dỗ và chăm sóc các em nhỏ từ việc tập đi lại cho đến tập chơi những trò chơi vận động. Tâm chia sẻ: “Càng gắn bó với các em, tôi lại thấy thương các em thật nhiều. Chỉ mong các em luôn mạnh khỏe, vui vẻ như thế này”. Ảnh: THU THẢO
Một giáo viên trẻ khác của trường là cô giáo Trần Thị Hương (sinh năm 1990. chủ nhiệm lớp C1A1 tại cơ sở 2). Tuổi đời còn trẻ so với nghề, nhưng cô Hương đã có 5 năm dạy dỗ cho những em nhỏ đặc biệt. Ảnh: XUÂN SƠN
Một giáo viên trẻ khác của trường là cô giáo Trần Thị Hương (sinh năm 1990, chủ nhiệm lớp C1A1 tại cơ sở 2). Tuổi đời còn trẻ so với nghề, nhưng cô Hương đã có 5 năm dạy dỗ cho những em nhỏ đặc biệt. Ảnh: XUÂN SƠN
Có thâm niên gần 25 năm dạy dỗ và chăm sóc học sinh khuyết tật, cô Lê Thị Tuyết (50 tuổi, giáo viên tại cơ sở 2) tâm sự: “Các em trong cùng một lớp nhưng có nhiều dạng tật, độ tuổi khác nhau, việc chỉ dẫn cho các em cùng một lúc thật sự rất khó khăn. Vì thế, mỗi em phải có một cách chỉ dạy riêng để phát huy điểm mạnh của từng em. Ảnh: THU THẢO
Có thâm niên gần 25 năm dạy dỗ và chăm sóc học sinh khuyết tật, cô Lê Thị Tuyết (50 tuổi, giáo viên tại cơ sở 2) tâm sự: “Các em trong cùng một lớp nhưng có nhiều dạng tật, độ tuổi khác nhau, việc chỉ dẫn cho các em cùng một lúc thật sự rất khó khăn. Vì thế, mỗi em phải có một cách chỉ dạy riêng để phát huy điểm mạnh của từng em. Ảnh: THU THẢO
Mỗi bước tiến bộ của các em, dù là rất nhỏ nhưng đã là “thành tích” của cả thầy và trò”.
Mỗi bước tiến bộ của các học sinh, dù rất nhỏ nhưng là một “thành tích” đáng ghi nhận của cả thầy và trò, là kết quả của những tháng ngày mà thầy cô cầm tay, uốn nắn các em trên trang giấy. Một nét bút thành hình là những trăn trở, vất vả của việc dạy học lại nhẹ nhàng hơn một chút. Ảnh: XUÂN SƠN
Là giáo viên bộ môn âm nhạc, mỗi ngày thầy Lê Quang Hải (sinh năm 1989) dành hai tiết cho mỗi lớp. Cứ mỗi lần tập hát, thầy cầm tay em này đứng đúng vị trí thì em kia lại chạy đi chỗ khác khiến thầy rất vất vả trong việc điều khiển lớp. Nhưng khi thầy cất tiếng hát và múa những động tác vui nhộn thì các em liền hào hứng tập theo. Đó là lúc
Là giáo viên bộ môn âm nhạc, mỗi ngày thầy Lê Quang Hải (sinh năm 1989) dành hai tiết cho mỗi lớp. Cứ mỗi lần tập hát, thầy cầm tay em này đứng đúng vị trí thì em kia lại chạy đi chỗ khác khiến thầy rất vất vả trong việc điều khiển lớp. Nhưng khi thầy cất tiếng hát và múa những động tác vui nhộn thì các em liền hào hứng tập theo. Đó là lúc "sợi dây" kết nối giữa thầy và trò trong giờ âm nhạc được thể hiện rõ nhất. Ảnh: THU THẢO
Sau những giờ đứng lớp, thầy cô lại sát cánh cùng học sinh trong mỗi bữa ăn, đút cho các em từng muỗng cơm, múc cho các em từng bát canh thơm lành. Ảnh: XUÂN SƠN
Sau những giờ đứng lớp, thầy cô lại sát cánh cùng học sinh trong mỗi bữa ăn, đút cho các em từng muỗng cơm, múc cho các em từng bát canh thơm lành. Ảnh: XUÂN SƠN
Cô Đỗ Thị Hữu Hạnh (giáo viên chủ nhiệm lớp D1A, cơ sở 2) đã có 28 năm gắn bó với nghề giáo và 24 năm công tác tại trường. Trong ảnh: Cô Hạnh chia sẻ niềm vui cùng học trò sau khi em viết được những chữ cái đúng theo yêu cầu được giao. Ảnh: XUÂN SƠN
Cô Đỗ Thị Hữu Hạnh (giáo viên chủ nhiệm lớp D1A, cơ sở 2) đã có 28 năm gắn bó với nghề giáo và 24 năm công tác tại trường. Trong ảnh: Cô Hạnh chia sẻ niềm vui cùng học trò sau khi em viết được những chữ cái đúng theo yêu cầu được giao. Ảnh: XUÂN SƠN
Ảnh: XUÂN SƠN
Bên cạnh việc học Toán, Tiếng Việt..., nhiều em học sinh được nhà trường cho học mỹ thuật để phát triển tư duy, cảm nhận về thẩm mỹ, màu sắc. Theo thời gian, những nét vẽ dần thành hình dưới bàn tay nhỏ nhắn của trò và sự giúp đỡ của cô giáo. Ảnh: XUÂN SƠN
“Khi nhìn thấy các con đưa bàn tay yếu ớt để cầm bút tạo nên nét chữ, nét vẽ đầu tiên; nhìn thấy các con biết phát âm chữ cái, biết cầm thìa xúc cơm cho vào miệng, biết kéo quần khi đi vệ sinh, phân biệt được màu sắc, biết buộc dây giày… chúng tôi đã vỡ òa trong hạnh phúc”. Đó là chia sẻ chung của những người thầy, người cô tại Trường Chuyên biệt Tương lai. Ảnh: XUÂN SƠN
“Khi nhìn thấy các con đưa bàn tay yếu ớt để cầm bút tạo nên nét chữ, nét vẽ đầu tiên; nhìn thấy các con biết phát âm chữ cái, biết cầm thìa xúc cơm cho vào miệng, biết kéo quần khi đi vệ sinh, phân biệt được màu sắc, biết buộc dây giày… chúng tôi đã vỡ òa trong hạnh phúc”. Đó là chia sẻ chung của những người thầy, người cô tại Trường Chuyên biệt Tương lai. Ảnh: XUÂN SƠN

 XUÂN SƠN - THU THẢO 

;
.
.
.
.
.