Làm du lịch trải nghiệm khác biệt: Nhìn từ show thực cảnh "Ký ức Hội An"

.

Nếu không kể đến việc phải tạm dừng biểu diễn vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, sau 2 năm công diễn, show thực cảnh Ký ức Hội An có thể đã khiến cho khoảng 2 triệu lượt du khách gần xa chạm vào hồn cốt văn hóa Faifo và khơi dậy mạch cảm xúc khác biệt về vùng đất này.

Màn 1 - Sinh mệnh: Hội An hình thành từ những tiểu trấn nhỏ, người dân cùng nhau chặt gỗ, xây nhà, tạo dựng lên.
Màn 1 - Sinh mệnh: Hội An hình thành từ những tiểu trấn nhỏ, người dân cùng nhau chặt gỗ, xây nhà, tạo dựng lên.

Show diễn thực sự “Ấn tượng”

Show diễn thực cảnh Ký ức Hội An bắt đầu công diễn ngày 18-3-2018, là một hạng mục quan trọng nhất của Công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An, nằm ngay sát đô thị nhỏ bé Hội An.

Sau 2 năm công diễn, tức thời điểm này theo dự tính tới của nhà sản xuất đã có khoảng gần 2 triệu lượt khách tới thưởng thức nếu không phải tạm dừng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nhiều du khách nước ngoài cho biết họ thấy ấn tượng khi người Việt Nam cũng có thể sáng tạo và biểu diễn một show thực cảnh hoành tráng sánh ngang thế giới.

“Thật tuyệt vời. Show diễn hay nhất mình từng xem. Từ âm thanh, ánh sáng đến phục trang, mọi thứ được đầu tư rất kỹ lưỡng. Mình rất thích cách kể chuyện của các cô gái áo dài trên nền con đường tơ lụa vốn đã rất nổi tiếng ở Hội An. Chắc chắn sẽ tới xem nữa, đúng là Chưa xem Ký ức, chưa tới Hội An” - Du khách Dieu viết trên trang web du lịch Traveloka. Trang này hiển thị mức điểm 9/10 với 73 đánh giá dành cho Ký ức Hội An.

Tháng 3-2020, khán giả tên Thắng chấm cho Ký ức Hội An 5 sao kèm lời bình luận trên trang đánh giá du lịch nổi tiếng TripAdvisor: “Màn biểu diễn rất ấn tượng, đối với những người thích nghệ thuật và nét văn hóa đặc trưng thì đây là 1 điểm đến thú vị và nên thử”.

Màn 2 - Đám cưới: Hình ảnh những bông hoa gạo rơi đỏ rực theo dòng nước đưa con thuyền công chúa Huyền Trần về nhà chồng như thể hiện nỗi buồn chất ngất trong lòng người con gái hy sinh tuổi thanh xuân và tình yêu vì quốc gia đại sự.
Màn 2 - Đám cưới: Hình ảnh những bông hoa gạo rơi đỏ rực theo dòng nước đưa con thuyền công chúa Huyền Trần về nhà chồng như thể hiện nỗi buồn chất ngất trong lòng người con gái hy sinh tuổi thanh xuân và tình yêu vì quốc gia đại sự.

Vào tháng 9-2019, show này chính thức thông báo đón lượt khách thứ 1 triệu, khẳng định đây là một chương trình nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua cho du khách quốc tế khi đi du lịch Hội An. Trong thực tế trước khi có Ký ức Hội An, du khách không có nhiều lựa chọn giải trí đẳng cấp tại phố cổ nhỏ xinh này. Hoàn toàn không có một chương trình văn hóa nghệ thuật quy mô nào cho du khách.

Sau khi nhắc khán giả ổn định chỗ ngồi, show bắt đầu từ 19 giờ 30 các buổi tối trong tuần trừ thứ 3. Sân khấu ngoài trời rộng tới 25.000m2 trên đảo Cồn Hến, phường Cẩm An, thành phố Hội An được thiết kế công phu với đầy đủ nhà cửa, hàng quán, phố xá được mô phỏng giống hệt phố cổ Hội An và bối cảnh sông nước tự nhiên của một cồn đất tự nhiên giữa sông Thu Bồn với sự tham gia diễn xuất của 500 diễn viên. Hệ thống ánh sáng laze và âm thanh được đầu tư cẩn thận tạo hiệu ứng tốt cho vở diễn.

Ấn tượng nhất show diễn có lẽ là tiếng khung cửi do một cô gái dệt với thanh âm kẽo kẹt vang lên xuyên suốt thời gian hơn một tiếng đồng hồ của show diễn. Tiếng nói “Khung cửi ơi khung cửi… khung cửi cổ xưa ơi… dệt đi dệt đi” vang vọng khắp sân khấu 25.000m2 thông qua hệ thống loa hiện đại tạo cảm giác bình yên và đưa người xem trở lại lịch sử hơn 400 năm giao thương quốc tế của Faifo - Hội An. Đạo diễn của Ký ức Hội An muốn gửi gắm thông điệp về lịch sử giao thương quốc tế 400 năm của vùng đất nổi tiếng này qua hình ảnh cái khung cửi dệt vải - biểu tượng của nền văn minh nhân loại. Văn minh phương Đông cũng coi nghề dệt vải là một trong những nghề lâu đời nhất.

Dệt vải có thể coi là hình ảnh biểu trưng của sự sống mà con người miệt mài lao động không biết mệt mỏi trong suốt lịch sử tồn tại của loài người cho đến ngày nay.

Màn 3 - Đèn và biển: cô gái Hội An chân chất đảm đang gánh vác công việc nặng nhọc để người đàn ông của mình yên tâm đi biển…
Màn 3 - Đèn và biển: cô gái Hội An chân chất đảm đang gánh vác công việc nặng nhọc để người đàn ông của mình yên tâm đi biển…

Ký ức Hội An mang tới cảm xúc gần gũi cho khán giả qua hình ảnh những tà áo dài Việt rực rỡ sắc màu của hàng trăm cô gái trình diễn. Những chàng trai, cô gái lao động, sinh hoạt, buôn bán và cất cao lời ca tiếng hát như một gửi gắm và khát vọng ngàn đời nay của cư dân nước Việt về một đời sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

Diễn cũng là sống

Ký ức Hội An được tạo dựng với sự cố vấn chuyên môn của nhiều chuyên gia tầm cỡ Việt Nam trong nhiêu lĩnh vực. Về âm nhạc có nhạc sĩ Đức Trịnh - Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam; về kiến trúc có KTS Hoàng Đạo Kính - Ủy viên Hội đồng di sản Văn hóa quốc gia, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam hay Nhà thơ Lê Cảnh Nhạc. Nhà sử học Dương Trung Quốc và họa sĩ Trịnh Quang Vũ là những cố vấn về lịch sử và phục trang, mỹ thuật… Với 5 màn gói gọn trong thời lượng 1 tiếng đồng hồ, Ký ức Hội An chuyển tải những nội dung tương đối súc tích hàm chứa nhiều ý nghĩa về cuộc sống của cư dân Hội An trải suốt lịch sử hơn 400 năm từ khi đô thị cổ này được hình thành đến nay.

Màn 4 - Hội nhập: một Hội An thương cảng một thời vàng son trên bến dưới thuyền, một biểu tượng của sự hội nhập quốc tế rất sớm của vùng đất này.
Màn 4 - Hội nhập: một Hội An thương cảng một thời vàng son trên bến dưới thuyền, một biểu tượng của sự hội nhập quốc tế rất sớm của vùng đất này.

Hồi tháng 3-2019, hãng tin của Anh Reuters có bài viết về Ký ức Hội An và miêu tả show diễn văn hóa thực cảnh này là “hiệu ứng ngoạn mục”, “vũ điệu phức tạp và biểu cảm”. Reuters còn viết: “Show diễn có khởi đầu khiêm tốn tại thành phố nhỏ Hội An giờ đã phát triển thành một hiện tượng toàn cầu".

Theo ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, show diễn văn hóa thực cảnh này là một sản phẩm du lịch khác biệt. “Chương trình nghệ thuật thực sự ấn tượng, đã có những đóng góp tích cực vào thành công chung của ngành du lịch tỉnh Quảng Nam", ông Hồng nói.

Xác định đầu tư lâu dài tạo điểm nhấn cho du lịch Hội An nói riêng và cả miền Trung di sản nói chung, đại diện nhà sản xuất Gami Hospitality, Bà Vũ Thu Phương cho biết: “Đơn vị chúng tôi không thể nôn nóng về lợi nhuận trong ngắn hạn dù rất nhiều nguồn lực được tập trung cho show diễn này. Cho đến nay tổng mức đầu tư cho Ký ức Hội An nếu quy ra thì có thể tương ứng với giá trị của 3 cái khách sạn 5 sao trên diện tích 2,5ha. Nhưng chủ đầu tư đã xác định, để có một sản phẩm văn hóa đẳng cấp, tiên phong thì chắc chắn chưa dừng lại, phải đầu tư tiếp cả về cơ sở hạ tầng, áp dụng công nghệ cao và chất lượng nghệ thuật. Tất nhiên, chất lượng diễn viên là nhân tố quan tâm hàng đầu”.

Hồi mới công diễn năm 2018, show diễn nhận được một số ý kiến trái chiều và sự băn khoăn của nhiều nhà văn hóa và những người yêu mến Hội An. Nguyên Bí thư Hội An, ông Nguyễn Sự cũng bày tỏ sự thận trọng vào thời điểm tháng 4-2018 khi nhận định về show diễn. Ông nhấn mạnh những nhà tổ chức cần có thêm sự am hiểu rất sâu sắc và sự thận trọng khi muốn tái hiện mấy trăm năm lịch sử Hội An trong một vở diễn 1 tiếng đồng hồ. Tất nhiên, nghệ thuật là vô cùng, được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau. Sau đó, không riêng gì ông Nguyễn Sự đã lẳng lặng tự mua vé đến xem rồi dành lời khen khi show diễn thực hiện đã tiếp thu những góp ý và liên tục nỗ lực cải thiện, sáng tạo nội dung.

Màn 5 - Áo dài: với sự trình diễn của 100 cô gái trong 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông như sự bất tận vô hạn của cuộc sống.
Màn 5 - Áo dài: với sự trình diễn của 100 cô gái trong 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông như sự bất tận vô hạn của cuộc sống.

Nhà sản xuất cho biết thêm, luôn cố gắng đổi mới show diễn để làm mới trên cơ sở lắng nghe và tham vấn ý kiến của những người am hiểu cũng như của du khách.

Nhân dịp kỷ niệm 2 năm công diễn, Ký ức Hội An đang chuẩn bị cho phiên bản thứ tư mang tính tương tác với du khách nhiều hơn, đặc biệt là ở màn 4 - “Hội nhập”. Theo tiết lộ, du khách hoàn toàn có thể tham gia trải nghiệm vào vở diễn như một diễn viên theo một cách thức mới lạ và độc đáo.

;
;
.
.
.
.
.