Sự phát triển của Quảng Bình trên nhiều lĩnh vực đã thổi luồng gió mới vào chất lượng cuộc sống cư dân, giúp đáp ứng và làm sản sinh thêm nhiều nhu cầu trải nghiệm tiện ích mới. Phải đến Quảng Bình mới tận mắt chứng kiến và cảm nhận được hết những đổi thay của vùng đất từng được ví như “gió lào cát trắng” này…
Quảng Bình đang tận dụng tốt các lợi thế để đưa tốc độ phát triển tăng cao so với các tỉnh khác. |
Kinh tế tăng trưởng vượt bậc
Quảng Bình được ví như “viên ngọc xanh”, khi được thiên nhiên ưu ái ban tặng rừng, biển, cùng nhiều danh thắng độc lạ, ngư trường rộng lớn… Giờ đây, viên ngọc ấy đang dần được mài giũa và trở nên lấp lánh với những tăng trưởng kinh tế ấn tượng.
Những năm gần đây, thị trường tiêu dùng Quảng Bình bất ngờ “tăng nhiệt”, doanh số các loại hàng hóa và dịch vụ không ngừng tăng trưởng, chỉ số CPI tăng trong tầm kiểm soát. Kết quả ấn tượng này hẳn không phải là ngẫu nhiên... Cho thấy Quảng Bình đã và đang nỗ lực xây dựng phát triển kinh tế, tạo ra sức mạnh đa chiều khi vừa làm giàu cho đời sống nhân dân vừa làm đòn bẩy để thu hút đầu tư.
Năm 2021, Quảng Bình thu hút 27 dự án FPI với tổng số vốn lên đến 1.133,67 triệu USD, GRDP đạt 25.677,3 tỷ đồng, tăng 4,83% so với năm 2020 và tiếp tục tăng 6,96% trong 6 tháng đầu năm 2022.
Theo ông Đoàn Ngọc Lâm - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình, trong những năm qua, địa phương đã chủ động xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm gắn với tiêu chí hợp tác đầu tư mới. Bên cạnh đó, kết hợp xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch linh hoạt và kiện toàn đội ngũ cán bộ theo hướng tinh gọn, nghiệp vụ tốt, giỏi ngoại ngữ để công tác xúc tiến đầu tư đạt hiệu quả cao.
Trên thực tế, sau đại dịch Covid-19, ngành du lịch Quảng Bình hồi phục nhanh chóng, đón đầu xu hướng tìm về thiên nhiên kỳ vĩ của du khách trên khắp thế giới. 549.442 lượt khách đã đến với “Vương quốc hang động” chỉ tính riêng trong nửa đầu năm 2022, doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao, ước đạt hơn 3.000 tỷ đồng.
Nhiều lễ hội được tổ chức tại TP. Đồng Hới thu hút đông đảo người dân và khách du lịch. |
Bên cạnh đó, nguồn thu từ khai thác thủy hải sản đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Năm 2021, sản lượng khai thác đạt trên 89.000 tấn, chiếm tỷ trọng gần 30% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp. Nhất là từ ngày có cơ chế mở biển xa bờ, nhiều hộ thu về 10 đến 15 tỷ đồng/năm. Điều này cho thấy tiềm lực nội tại rất lớn của Quảng Bình từ lĩnh vực kinh tế biển.
Song song, với khai thác kinh tế nội địa, xuất khẩu lao động cũng là đòn bẩy chiến lược quan trọng. Hiện nay, Quảng Bình có khoảng 17.000 người đi xuất khẩu lao động sang nhiều thị trường quốc tế, mỗi năm gửi về quê hương số tiền không nhỏ. Có thể nói, chính sách này vừa giúp giải quyết việc làm vừa gia tăng nguồn ngân sách xây dựng địa phương khang trang, giàu đẹp hơn.
Kích thích nhu cầu mua sắm
Sự phát triển của Quảng Bình trên nhiều lĩnh vực đã thổi luồng gió mới vào chất lượng cuộc sống cư dân, giúp đáp ứng và làm sản sinh thêm nhiều nhu cầu trải nghiệm tiện ích mới. Phải đến Quảng Bình mới tận mắt chứng kiến và cảm nhận được hết những đổi thay của vùng đất từng được ví như “gió lào cát trắng” này.
Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn tỉnh đạt hơn 31.000 tỷ đồng, theo đại diện Sở Công thương Quảng Bình, đến hết năm 2022 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ dự kiến đạt 52.630 tỷ đồng, tăng 11,3% so với năm 2021. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 47.150 tỷ đồng, tăng 11,6% so với năm 2021. Hoạt động thương mại đang dần phục hồi và có dấu hiệu khởi sắc...
Quảng Bình trước kia là một vùng đất dựa trên thế mạnh thiên nhiên hiện hữu để phát triển mà thiếu những dịch vụ vui chơi giải trí mua sắm cao cấp. Thì giờ đây, địa phương này đang dần “thay da đổi thịt”, trở thành một thủ phủ du lịch quy tụ những trung tâm thương mại, khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế.
Một căn biệt thự lớn nằm trên đường Tống Duy Tân, TP. Đồng Hới. |
Không chỉ vậy, từ các con phố trung tâm TP. Đồng Hới như Tống Duy Tân đến những ngôi làng ven biển của huyện Bố Trạch, người ta cũng rất dễ dàng bắt gặp hàng trăm căn nhà phố, biệt thự xa hoa, lộng lẫy. Đặc biệt, những căn “biệt phủ” này đều được thiết kế kiến trúc độc đáo với nhiều vườn cây, tiểu cảnh, phù điêu, hồ nước… thể hiện chốn an cư bề thế của chủ nhân.
“Cơn sốt” tiêu dùng đang diễn ra ngày một mạnh mẽ tại Quảng Bình khiến cho các doanh nghiệp ngành hàng dịch vụ, bán lẻ cũng “đứng ngồi không yên”. Các “ông lớn” F&B như Trung Nguyên Legend, Highlands Coffee lần lượt đổ bộ, thu hút sự quan tâm của giới cư dân sành điệu.
Đặc biệt, theo thống kê, nửa đầu năm 2021, toàn tỉnh Quảng Bình đã có gần 3.000 ô-tô đăng ký mới. Một chủ đại lý xe tại TP. Đồng Hới cho biết những năm gần đây, lượng ô tô bán ra có xu hướng tăng cao. Ngoài những dòng xe phổ biến với mức giá từ dao động từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng, các dòng xe siêu sang như: Maybach, BMW serie 7, Mercedes S600, Lexus LX570, LS600 biển đẹp… xuất hiện ngày càng nhiều, chứng tỏ đẳng cấp mới của giới nhà giàu nơi đây.
Có thể nói, sau những nỗ lực của Quảng Bình trong việc khai thác tiềm lực, thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng cuộc sống cư dân, thị trường này hẳn đã bước vào thời kỳ thịnh vượng trên nhiều lĩnh vực. Các chuyên gia dự báo, đến năm 2030, Quảng Bình sẽ tiếp tục là từ khóa nổi bật, thu hút dòng chảy đầu tư là “điểm sáng” về thu hút đầu tư ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.