Phát huy vai trò tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

.

Ngày 9-8, tại Đà Nẵng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi gặp mặt, biểu dương chức sắc, chức việc tôn giáo có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo Trung ương chụp ảnh lưu niệm với các vị chức sắc, chức việc tôn giáo. Ảnh: SƠN TRUNG
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo Trung ương chụp ảnh lưu niệm với các vị chức sắc, chức việc tôn giáo. Ảnh: SƠN TRUNG

Cùng dự buổi gặp mặt có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn và 126 vị chức sắc, chức việc tôn giáo tiêu biểu, đại diện lãnh đạo của 43 tổ chức tôn giáo. Về phía thành phố Đà Nẵng có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Trương Quang Nghĩa; Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Đặng Thị Kim Liên.

Đây là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh, biểu dương các vị chức sắc tiêu biểu, lãnh đạo các tổ chức tôn giáo và đồng bào theo tôn giáo đã có nhiều thành tích và đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo và những chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước ta. Tại buổi gặp mặt, các chức sắc tôn giáo đều khẳng định tinh thần dân tộc, hành đạo gắn bó với dân tộc, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”. Các tôn giáo tích cực nhập thế, hiện diện và có đóng góp trên nhiều lĩnh vực của xã hội; xây dựng đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc; tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả hoạt động của các tổ chức tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên các lĩnh vực: Phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, y tế, giáo dục, công tác an sinh xã hội và đối ngoại tôn giáo, đối ngoại nhân dân. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo trong việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh; phát huy các nguồn lực tôn giáo, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại đa số chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo đều có tinh thần yêu nước, đoàn kết, gắn bó với dân tộc, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. Những điểm tương đồng giữa tôn giáo với xã hội; giữa giáo lý, giáo luật với chính sách, pháp luật của Nhà nước ngày càng được phát huy theo mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn các chức sắc, chức việc cùng tín đồ tôn giáo cả nước tiếp tục đồng hành với Chính phủ và chính quyền các cấp, luôn tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước; vận động tín đồ thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; thực hiện đúng phương châm hành đạo, đồng hành gắn bó với dân tộc; phối hợp với các cơ quan chức năng cùng tháo gỡ những vướng mắc trên tinh thần xây dựng, thiện chí và khách quan. Nguyên tắc chung là giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo trên tinh thần thượng tôn pháp luật và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tôn giáo của mọi người dân, bảo đảm mọi điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định pháp luật. Mỗi vị chức sắc, chức việc, nhà lãnh đạo tôn giáo là một tấm gương để tín đồ noi theo, nêu gương giá trị văn hóa từ bi, bác ái, xây dựng mối quan hệ đạo đời hòa hợp, chung tay cùng chính quyền các cấp và nhân dân xây dựng đất nước; phát huy thế mạnh của tôn giáo tham gia vào các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, dạy nghề, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường…; đồng thời phản đối hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi gây bức xúc trong xã hội, chia rẽ nhân dân, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nêu cao tinh thần cảnh giác các thế lực thù địch lợi dụng chống phá Nhà nước về dân chủ, dân quyền và tự do tôn giáo, cản trở đất nước hội nhập và hợp tác quốc tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về tôn giáo; qua đó phát huy vai trò của tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, hướng các tôn giáo gắn bó đồng hành với dân tộc, phát huy giá trị văn hóa, đạo đức, nhân văn của tôn giáo để lan tỏa trong đời sống xã hội, góp phần bồi đắp nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Ban Tôn giáo Chính phủ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu tiếp thu các ý kiến của các tổ chức tôn giáo tại buổi gặp mặt để tham mưu với Chính phủ về các chủ trương, chính sách về tôn giáo để triển khai thực hiện trong thời gian đến Phát biểu chào mừng buổi gặp mặt, Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa khẳng định sự kiện Thủ tướng Chính phủ gặp mặt, biểu dương chức sắc, chức việc tôn giáo có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thể hiện ý nghĩa về sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo nói chung và chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng.

Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa khẳng định trong thời gian qua, các tôn giáo trên địa bàn  thành phố Đà Nẵng đã phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, gắn bó, luôn đồng hành và sẻ chia trách nhiệm với xã hội trên tinh thần sống “tốt đời, đẹp đạo”; tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động an sinh xã hội, các cuộc vận động do Mặt trận và các ban, ngành, đoàn thể thành phố phát động. Đông đảo tín đồ và chức sắc các tôn giáo đã chung tay cùng các tầng lớp nhân dân thành phố, đồng thuận với chính quyền trong triển khai thực hiện các chủ trương lớn về phát triển kinh tế xã hội, từ chương trình “Thành phố 5 không”, “Thành phố 3 có” trước đây cho đến chương trình “Thành phố 4 an” hiện nay; xây dựng thành phố môi trường, đô thị sinh thái, hiện đại, thông mình mang tầm quốc tế và có bản sắc riêng theo tinh thần Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045”, hướng tới một Đà Nẵng giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại.

Đến nay, Nhà nước ta đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức tôn giáo với hơn 26 triệu tín đồ, gần 56.000 chức sắc, 145.721 chức việc, 29.396 cơ sở thờ tự tôn giáo; khoảng 45.000 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có hơn 3.000 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

S.TRUNG

;
;
.
.

Đọc nhiều

Liên kết hữu ích
.
.
.