Những chú lợn bằng đồng trên phố

.

Tượng lợn bằng đồng ở khu chợ Pike Place - Hình tượng được mô phỏng theo một con lợn thực ngoài đời ở đảo Whidbey-hòn đảo lớn nhất trong số các đảo ở hạt Island, Washington, Hoa Kỳ. Nhà thiết kế Georgia Gerber bắt đầu từ ý tưởng “Con heo đất” tiết kiệm biến thành một tác phẩm điêu khắc bằng đồng đặt ngoài trời, đặt tại trung tâm mua sắm Pike Place Market ở Seattle.

 Trẻ em vui chơi với chú lợn bằng đồng ở khu chợ Pike Place Seattle, Hoa Kỳ.
Trẻ em vui chơi với chú lợn bằng đồng ở khu chợ Pike Place Seattle, Hoa Kỳ.

Tác phẩm điêu khắc bằng đồng này có tên Rachel, được Công ty Kem Fratelli tài trợ, đã trở thành một “nhân vật” nổi tiếng ở Seattle. Tại đây, chú  lợn nái to lớn với một khe rãnh trên lưng để bỏ tiền lẻ, tiền xu, phục vụ như một “ngân hàng” thu thập, quyên góp cho Quỹ thị trường để hỗ trợ các dịch vụ xã hội trong khu vực. Hằng năm, lợn đồng Rachel nhận được khoảng 9.000USD.

Vào ngày 5-2-2011, Rachel bị một chiếc taxi đâm phải và bị đánh bật khỏi vị trí của nó. Tác phẩm điêu khắc bị hư hại với một vết nứt dài 25 cm dọc theo tai trái cùng với vết lõm sâu. Lợn Rachel được đưa về xưởng điêu khắc của Georgia Gerber trên đảo Whidbey để sửa chữa. Hơn một tháng sau, lợn đồng Rachel trở lại Pike Place sau chuyến tham quan các địa danh của Seattle trong một chiếc xe tải nông trại cổ điển.

Du khách chụp ảnh kỷ niệm với chú lợn đồng ở Rundle Mall, Úc.
Du khách chụp ảnh kỷ niệm với chú lợn đồng ở Rundle Mall, Úc.

Georgia Gerber, tác giả tượng đồng lợn Rachel và chồng chuyển đến đảo Whidbey vào năm 1982, với ý định xây dựng một ngôi nhà, một xưởng vẽ và một xưởng đúc dành riêng cho các tác phẩm điêu khắc bằng đồng. Hai vợ chồng bắt đầu xây dựng nơi ẩn dật ở nông thôn giữa khu vườn rộng đầy bóng cây. Xưởng điêu khắc của Georgia Gerber được tạp chí Southwest Art giới thiệu qua cuộc phỏng vấn vào tháng 9-2014. Georgia Gerber cho biết: “Xưởng được thiết kế xoay quanh ký ức của tôi về những ngôi trường cũ và chuồng trại Amish ở Pennsylvania.

Tôi lớn lên trong một trang trại nhỏ ở Chester Springs, PA (Pennsylvania, Hoa Kỳ). Tôi yêu động vật, chúng là bạn của tôi. Tôi quan sát rất nhiều. Tôi có thể thấy tính cách riêng biệt của chúng và có thể hiểu cách thức chúng bày tỏ sự bị kích động hoặc hạnh phúc. Gia đình chúng tôi có 8 con gà, 1 con chó, 2 con mèo và 2 con ngựa. Tôi cưỡi ngựa hằng ngày”.

Những chú heo bằng đồng ở Trung tâm Thương mại Rundle, thành phố Adelaide Úc.
Những chú heo bằng đồng ở Trung tâm Thương mại Rundle, thành phố Adelaide Úc.

Bốn chú lợn bằng đồng trên phố Rundle Mall, nơi là trung tâm mua sắm dành cho người đi bộ nằm ở thành phố Adelaide, phía nam nước Úc. Bốn con lợn bằng đồng này được mô tả trong tư thế sống động như thể chúng đang đi dạo trên phố, chào hỏi và chúc phúc đến những người mua hàng.
Tác phẩm “Bốn con lợn” bằng đồng của nhà điêu khắc Marguerite Derricourt đã giành chiến thắng trong cuộc thi điêu khắc do Hội đồng thành phố Adelaide phối hợp với Hội đồng điêu khắc quốc gia Rundle Mall tổ chức vào tháng 7-1999. Derricourt cho biết cô được truyền cảm hứng một phần từ tượng heo rừng con của nhà điêu khắc Pietro Tacca (1577-1640) đặt tại đài phun nước ở Florence, Ý.

Tượng bốn con lợn đồng là một phần chính yếu của khu mua sắm Rundle Mall vào thời điểm nâng cấp năm 2013-2014. Trước khi ra mắt, cả bốn chú lợn được kéo lên xe tải mang đi tu sửa, phục hồi trước khi trở về trung tâm thương mại. Ông Tom McC, người quản lý dự án của Hội đồng thành phố Adelaide, cho biết ông rất vui khi được biết cả bốn con lợn đều được cư xử rất tốt khi người ta đưa chúng lên xe tải sau khi chúng đã được các chuyên gia, nghệ sĩ chăm sóc cẩn thận trong kỳ bảo dưỡng”.

Nhìn ngắm bốn con lợn bằng đồng có kích thước thật này, thấy như chúng đang có một ngày tuyệt vời ở Rundle Mall. Một chú lợn kê mõm lên miệng thùng rác được bọc bằng nắp hộp sữa vò nát, vỏ cam, một nửa quả chuối ăn, lõi táo và bánh sandwich còn sót lại. Một chú lợn khác vui vẻ ngồi với cái bụng rất lớn trên hè phố; trong khi vẫn còn một lợn khác nữa chạy đến để vui vẻ tham gia với “đồng đội”. Tất cả đều sáng bừng lên từ những cái vỗ về yêu thương của trẻ em và người qua đường.

 Tượng heo rừng của nhà điêu khắc Pietro Tacca ở Florence, Ý.
Tượng heo rừng của nhà điêu khắc Pietro Tacca ở Florence, Ý.

Nhà điêu khắc Marguerite Derricourt sinh ra ở Nam Phi di cư đến Sydney, Australia. Cô thể hiện mối quan hệ thân thiết với động vật trong nhiều tác phẩm nghệ thuật công cộng của mình. Khi được hỏi tại sao cô quyết định điêu khắc một nhóm lợn, Derricourt cho hay: “Có một lịch sử lâu dài của các động vật là nhân vật trong điêu khắc đô thị phản ánh tầm quan trọng của chúng đối với xã hội của chúng ta. Tôi đã chọn điêu khắc lợn vì tôi bị quyến rũ bởi hình dạng tròn trịa của chúng, đặc biệt là khi được tạo ra trong một vật liệu đẹp và bền như đồng. Tôi thực sự muốn mọi người chạm vào và tương tác với chúng.

Bốn chú lợn ở khu mua sắm Rundle Mall là món khoái khẩu của cả trẻ em và người lớn. Chúng “vui lòng” để cho những người ngưỡng mộ ôm, cưỡi, và thậm chí là một nơi để ngồi. Những con lợn có vẻ biết chia sẻ và tận hưởng một ngày đi chơi trong thành phố.

Một số người tin rằng những con lợn ở đây sẽ mang đến cho những người mua sắm tại Rundle Mall được rất nhiều món hời.

HOÀNG ĐẶNG (Theo waymarking.com)

;
;
.
.
.
.
.