Những chòi tre trú ẩn lũ lụt

.

Những nơi trú ẩn bằng tre do nữ kiến trúc sư Yasmeen Lari thiết kế đang tiếp thêm sức mạnh cho người dân phải di dời do lũ lụt ở Pakistan. Cụ thể, có 160 gia đình sinh sống ở khu vực miền núi phía Bắc Pakistan đang tham gia vào một thử nghiệm độc đáo. Tất cả đều mất nhà cửa do thiên tai và được hưởng lợi từ những nơi gọi là “trú ẩn xanh” được chế tạo sẵn do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di sản thực hiện. “Trú ẩn xanh” sẽ bảo vệ họ khỏi mưa và tuyết cho đến khi họ có thể đứng vững trở lại.

Những chòi “trú ẩn xanh” đứng vững sau đợt gió mùa phá kỷ lục.
Những chòi “trú ẩn xanh” đứng vững sau đợt gió mùa phá kỷ lục.

Năm nay, trận lũ lụt “chưa từng thấy” ở Pakistan đã ảnh hưởng đến 33 triệu người, trong đó nhiều người vẫn đang tìm nơi trú ẩn an toàn sau khi thiên tai làm hư hại và phá hủy hơn một triệu ngôi nhà. Trận lũ lụt thảm khốc đã nhấn chìm một phần ba đất nước. Các nhà chức trách cho biết, có thể mất tới sáu tháng chờ nước rút và Pakistan tìm kiếm các giải pháp sáng tạo và bền vững giúp giảm thiểu tác động của thiên tai cũng như tăng khả năng phục hồi của cộng đồng.

Để giải quyết nhu cầu về nhà ở khẩn cấp, kiến trúc sư Yasmeen Lari và Quỹ Di sản của Pakistan đã làm việc suốt ngày đêm để trang bị cho người dân ở tỉnh Sindh - nơi gặp khó khăn nhất vì lũ lụt - những kỹ năng và vật liệu để xây dựng mái nhà bằng tre đúc sẵn.

Những nơi “trú ẩn xanh” được gọi là Lari OctaGreen (Lary - Chòi tre xanh) ra đời. Căn chòi tre này có thể được xây dựng bởi sáu hoặc bảy người trong vòng vài giờ. Ban đầu chúng được thiết kế để đối phó với trận động đất 7,5 độ Richter tấn công vùng đông bắc Afghanistan vào năm 2015, với chương trình thử nghiệm cung cấp nhà tạm cho vài trăm gia đình ở nước láng giềng Pakistan, nơi xảy ra phần lớn số người chết. Kể từ năm 2018, hơn 1.200 phiên bản tre đã được xây dựng tại các khu vực bị thiên tai.
Lari OctaGreen - Chòi tre xanh được thiết kế để không có khí thải carbon: không sử dụng vật liệu công nghiệp như thép hoặc bê-tông. Nó là một công trình kiến trúc tám vách làm bằng những tấm tre được lót bằng thảm chà là.

Mái nhà hình nón được lấy cảm hứng từ cách xây dựng “chaura” truyền thống của các khu vực phía Nam của Pakistan, trong khi khung tre được lấy từ cấu trúc giằng chéo trụ cột được sử dụng ở phía Bắc. Tuy nhiên, không giống như những ngôi nhà truyền thống, nơi trú ẩn này được xây dựng bằng tre, một loại vật liệu nhẹ và có thể tái tạo. Các thanh nối mái có thể gấp lại để giao hàng dễ dàng và được bao phủ trong thảm lót bằng bạt. Các gia đình được khuyến khích áp dụng cách nhiệt bằng cách sử dụng bùn hoặc vôi trên các bức tường bên ngoài và mái nhà.

Cấu trúc của nơi trú ẩn hình bát giác vốn đã rất chắc chắn và không giống như bê-tông, khung tre nhẹ ít gây nguy hiểm đến tính mạng. Lớp bùn bên ngoài vừa cung cấp chấn lưu để ngăn mái che không bị lật, vừa có tác dụng cách nhiệt. Tre - nguyên liệu được thiết kế để chuyển tiếp nhưng cũng có thể sử dụng bán cố định nếu cần.

Nhờ phương pháp xây dựng đơn giản, ngay cả những người lao động phổ thông cũng có thể nhanh chóng học cách chế tạo mái che, trong khi các tấm mái được phụ nữ nông thôn khâu lại, mang lại nguồn sinh kế tiềm năng cho các cộng đồng bị thiệt thòi về kinh tế. Toàn bộ cấu trúc chỉ mất chưa đầy một giờ để lắp ráp. Chi phí thấp, dễ sản xuất, lắp dựng và được phân phối thông qua hội đồng công đoàn bị ảnh hưởng bởi thảm họa, các nghệ nhân và những người làm ra có thể đưa sản phẩm ra thị trường.

Mỗi cấu trúc có đủ chỗ cho năm người ngủ trên sàn hoặc hai chiếc giường dây với một số không gian để đi lại. Điều này có thể được mở rộng bằng cách nhóm các cấu trúc lại với nhau và để lại các lỗ hở bên trong. Các nhà thiết kế đã nghĩ ra cách điều chỉnh kỹ thuật cơ bản để có thể sử dụng như nhà vệ sinh, nhà bếp, trường học và một loạt các chức năng khác.

Ngoài cung cấp nơi trú ẩn, Quỹ Di sản hướng dẫn mọi người cách làm nhà vệ sinh khẩn cấp, giá chứa nước năng lượng mặt trời và trang trại nuôi cá để bảo đảm nước uống, cải thiện an ninh lương thực cũng như làm ra các sản phẩm tạo thu nhập. Gần 10 ngôi làng xung quanh khu vực “chòi tre xanh” đang được đào tạo làm ra các sản phẩm thiết yếu như chiếu dùng che mái che và màn chống muỗi để sử dụng và bán, nhượng cho nhau.

Kiến trúc sư Yasmeen Lari khẳng định: “Chúng ta phải thay đổi cách chúng ta làm việc và đối xử với những người bị ảnh hưởng như đối tác, không phải là nạn nhân. Kiến trúc không chỉ về gạch và vữa mà đó là về cách làm thế nào bạn có thể giúp xây dựng cộng đồng”

HOÀNG ĐẶNG (Theo CNN)

;
;
.
.
.
.
.