6 bài học từ những startup cho các dự án phát triển sản phẩm

.

Ông Varma Kunaparaju, Giám đốc điều hành OpsRamp - một nền tảng hoạt động kỹ thuật số cho cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin có trụ sở tại thung lũng Silicon (Hoa Kỳ) vừa đăng tải một bài viết trên Tạp chí Forbes với tiêu đề “Six lessons from startups for product development projects” (6 bài học từ những startup cho các dự án phát triển sản phẩm).

1. Thành lập các nhóm nhỏ hơn với trưởng nhóm có hiểu biết sâu về sản phẩm và có nhiều ý tưởng đổi mới

Amazon nổi tiếng với quy tắc “2 chiếc bánh pizza”: Không bao giờ có cuộc họp mà 2 chiếc bánh pizza không đủ để cả nhóm cùng ăn. Tức số thành viên dự họp chỉ nên nhỏ gọn sao cho cả nhóm ăn 2 chiếc pizza là vừa. Điều này cũng đúng khi thành lập các nhóm phát triển sản phẩm. 6-8 người trong một nhóm là nhiều; 5 người trong nhóm sẽ tốt hơn để ra quyết định nhanh và năng suất cao hơn. Chỉ cần bảo đảm rằng bạn có những nhà lãnh đạo phù hợp cho các nhóm này.

2. Lắng nghe khách hàng

Bạn không thể phát triển một sản phẩm thành công nếu không hiểu được vấn đề cụ thể mà khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng gặp phải trong suốt hành trình trải nghiệm của họ và hiểu được tại sao những công cụ khác trên thị trường đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

3. Đo lường hiệu suất dựa vào sự cải tiến

Bạn có đang mở rộng khả năng sản phẩm của mình không? Bạn có đang giới thiệu công nghệ mới vào thị trường không? Bạn có đang tái sử dụng tài sản phần mềm để phát triển các dòng sản phẩm mới và vượt ra ngoài tư duy sản phẩm đơn lẻ không? Tiếp tục cải tiến, thúc đẩy kết quả và đo lường hiệu suất dựa vào sự cải tiến, không dựa trên con người hay ngân sách.

4. Đặt một quy trình cho phép đổi mới liên tục và triển khai liên tục (CI/CD)

Phát triển phần mềm nhanh, hiện đại đòi hỏi phải cập nhật liên tục các tính năng mới, thử nghiệm và đưa vào sản xuất. Quá trình này yêu cầu xây dựng quy trình CI/CD. Khách hàng sẽ đánh giá cao sự cải tiến liên tục và mong đợi bạn có thể giải quyết các vấn đề cho họ mà các công ty khác chưa tìm ra.

5. Gắn chu trình cải tiến với giải pháp

Startup hiện phải quản lý chu trình cải tiến trong bối cảnh vừa phải duy trì chất lượng sản phẩm và cung cấp sản phẩm cho khách hàng một cách hiệu quả, gắn chu trình cải tiến với giải pháp.

6. “Nuôi dưỡng” sự phối hợp giữa quản lý sản phẩm và marketing sản phẩm

Khi đã phát triển một sản phẩm mới, bạn cần bảo đảm rằng sản phẩm đó gây được tiếng vang với người mua và cho họ thấy nó có thể giải quyết những khó khăn của họ như thế nào. Đây là lúc marketing sản phẩm xuất hiện. Việc đưa các nhóm quản lý sản phẩm và marketing sản phẩm của bạn cùng thời điểm sẽ dẫn đến sự phù hợp hơn về tầm nhìn, chiến lược và giúp bạn đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Các nguyên tắc marketing sản phẩm sẽ cung cấp một lớp bao bọc mạnh mẽ xung quanh việc phát triển sản phẩm.

M.QUẾ (lược dịch từ Forbes.com)

;
;
.
.
.
.
.