1.500 đại biểu dự hội nghị kiểm soát nhiễm khuẩn, khu vực châu Á

.

Từ 20 đến 22-3, tại Đà Nẵng, Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị khoa học Kiểm soát nhiễm khuẩn châu Á Thái Bình Dương lần thứ 9 (APSIC 2019).

Đây là lần đầu tiên hội nghị về chuyên ngành kiểm soát nhiễm khuẩn quốc tế được tổ chức tại Việt Nam, thu hút khoảng 1.500 đại biểu đến từ 31 quốc gia trong khu vực. APSIC 2019 gồm 1 phiên toàn thể, 39 phiên nhỏ với 117 báo cáo khoa học, 8 phiên thuyết trình xoay quanh 4 chuyên đề lớn về kiểm soát nhiễm khuẩn, gồm: nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn liên quan đến y tế, các bệnh truyền nhiễm đang bộc phát hiện nay, vấn đề kháng kháng sinh và chương trình quản 1ý kháng sinh; khử khuẩn, tiệt khuẩn, đơn vị tiệt khuẩn trung tâm, vệ sinh môi trường; vệ sinh tay và các biện pháp phòng tránh nhiễm khuẩn khác; các vấn đề quan trọng trong phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn, sức khỏe nghề nghiệp. Ngoài việc tích lũy kinh nghiệm, APSIC 2019 được kỳ vọng là dịp khẳng định vị thế về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của Việt Nam với thế giới.

Được biết, APSIC được tổ chức định kỳ 2 năm/lần nhằm tạo diễn đàn trao đổi và cập nhật kiến thức cho các chuyên gia, bác sĩ, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn trong khu vực và trên toàn thế giới.  (PHAN CHUNG)

* Ngày 20-3, tại Đà Nẵng, Công ty Dược BD Việt Nam (Becton, Dickinson and Company) tổ chức họp báo công bố kế hoạch 5 năm (2018-2022) về hành động Chống đề kháng kháng sinh (ĐKKS) tại Việt Nam với chủ đề “Huy động toàn thế giới chống lại đề kháng kháng sinh”, đồng hành với sự kiện hội nghị khoa học Kiểm soát nhiễm khuẩn Châu Á – Thái Bình Dương (APSIC 2019) lần thứ 9. Kế hoạch này bao gồm các chương trình đào tạo và chứng nhận, tập trung vào việc giới thiệu cách thực hành tốt nhất trong quản lý phòng thí nghiệm tại các bệnh viện, đặc biệt hướng đến mục tiêu cải thiện chất lượng phòng thí nghiệm lâm sàng hiện nay tại Việt Nam. Kế hoạch hướng đến mục tiêu nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc cải tiến những khám phá y học, chẩn đoán và dịch vụ chăm sóc; trở thành một chiến lược bổ sung nhằm hỗ trợ nhiều bệnh viện trong cả nước hoàn thành mục tiêu kế hoạch hành động quốc gia…(T.T)
 

;
;
.
.
.
.
.