Tư liệu báo chí quý giá về Hoàng Sa

ĐNO - 284 bài báo và tư liệu báo chí về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được UBND huyện Hoàng Sa tổ chức giới thiệu trong Triển lãm “Tư liệu báo chí về Hoàng Sa” năm 2018 diễn ra vào chiều 12-9.

Theo giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa Võ Ngọc Đồng, Triển lãm “Tư liệu báo chí về Hoàng Sa” sẽ giới thiệu đến công chúng và du khách 284 bài báo, tư liệu trong đó: 136 bài báo trong bộ sư tập tư liệu báo chí về Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam; 38 bài báo viết về sự kiện giàn khoan Hải Dương 981; 110 bài báo viết về Hoàng Sa của các cơ quan báo chí tại Đà Nẵng và 12 hình ảnh phóng viên tác nghiệp trên biển đảo quê hương được trưng bày tại triển lãm.
Theo Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa Võ Ngọc Đồng, Triển lãm “Tư liệu báo chí về Hoàng Sa” giới thiệu đến công chúng và du khách những bài báo, tư liệu báo chí quý giá theo 4 chủ đề, gồm: một số bài báo tiêu biểu trong bộ sưu tập báo chí “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”; sự kiện Hải Dương 981 qua báo chí; giới thiệu những bài báo viết về Hoàng Sa của các cơ quan báo chí tại Đà Nẵng; giới thiệu hình ảnh phóng viên tác nghiệp vì biển, đảo quê hương.
Chủ đề 1: Một số bài báo tiêu biểu trong Bộ sư tập báo chí “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” gồm 136 bài báo đăng trên các báo Nhân dân, Sài Gòn giải phóng, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Đại Đoàn Kết,… từ năm 1979 đến 2011
Chủ đề lớn nhất - chủ đề 1 của triển lãm là một số bài báo tiêu biểu trong bộ sưu tập báo chí đồ sộ với tên gọi “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” gồm 136 bài báo đăng trên các báo Nhân dân, Sài Gòn giải phóng, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Đại Đoàn Kết… từ năm 1979 đến 2011.
Bộ sưu tập báo chí “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam” do 02 vợ chồng ông Trần Thanh Phương và bà Phan Thu Hương là người con Quảng Nam – Đà Nẵng, hiện đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh đã sưu tập các tờ báo về Hoàng Sa và Trường Sa từ đầu năm 1979 đến tháng 10 năm 2011, đóng thành một cuốn sách dày 1.000 trang với kích thước 60 cm x 40 cm.
Bộ sưu tập báo chí “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam” do vợ chồng ông Trần Thanh Phương và bà Phan Thu Hương là người con Quảng Nam – Đà Nẵng sưu tập, đóng thành một cuốn sách dày 1.000 trang với kích thước 60 cm x 40 cm.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Võ Công Trí tặng hoa chúc mừng Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Võ Công Trí (thứ hai, từ trái qua) theo dõi bộ sưu tập báo chí “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam”.
Bộ sưu tập báo chí “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam”Qua đó, công chúng có thể thấy rõ sự thật lịch sử và vấn đề pháp lý liên quan đến Hoàng Sa – Trường Sa, đặc biệt từ trước đến sau chiến tranh thế giới thứ hai. Chẳng hạn văn bản liên quan đến chủ quyền Việt Nam ở hai quần đảo trên trang thông báo của Bộ Ngoại giao Pháp năm 1933, các sự kiện ngoại giao liên quan đến chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Tất cả các sự kiện và văn bản liên quan đều được phản ánh qua bộ sưu tập. Đây là một bộ sưu tập báo chí vô cùng giá trị và là một trong những tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bộ sưu tập báo chí “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam” có giá trị lịch sử rất lớn và là một trong những tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Qua đó, công chúng có thể thấy rõ sự thật lịch sử và vấn đề pháp lý liên quan đến hai quần đảo này. Trong đây có cả văn bản liên quan đến chủ quyền Việt Nam ở hai quần đảo trên trang thông báo của Bộ Ngoại giao Pháp năm 1933, các sự kiện ngoại giao liên quan đến chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
Chủ đề 2: Sự kiện Hải Dương 981 qua báo chí Trưng bày triển lãm gồm 38 bài báo của một số cơ quan báo chí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong đó: Báo Đà Nẵng 05 bài, Báo Công an Đà Nẵng 13 bài, Báo Pháp Luật 13 bài, Báo Tiền Phong 06 bài, Báo Nhân Dân 01 bài.
Chủ đề 2: Sự kiện Hải Dương 981 qua báo chí trưng bày tại triển lãm gồm 38 bài báo của một số cơ quan báo chí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong đó: Báo Đà Nẵng 5 bài, Báo Công an Đà Nẵng 13 bài, Báo Pháp Luật 13 bài, Báo Tiền Phong 6 bài, Báo Nhân Dân 1 bài. 
Chủ đề 3. Giới thiệu những bài báo viết về Hoàng Sa của các cơ quan báo chí tại Đà Nẵng.
Chủ đề 3 giới thiệu những bài báo viết về Hoàng Sa của các cơ quan báo chí tại Đà Nẵng, triển lãm 110 bài báo của một số cơ quan báo chí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa; - Trung Quốc xâm lược và hoạt động phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa; - Hoàng Sa – Đau đáu trong tim người con Đất Việt; - Đấu tranh vì Hoàng Sa – máu thịt Tổ quốc.
Nội dung của chủ đề 2 và 3 xoay quanh nội dung về sự kiện Hải Dương 981 và phản ánh hành động phi pháp của Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982; thể hiện quá trình xác lập, thực thi và đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Chủ đề 4 giới thiệu hình ảnh phóng viên tác nghiệp vì biển đảo quê hương do đội ngũ phóng viên, nhà báo ghi lại trong quá trình tác nghiệp nơi đảo xa. Trong đó có những bức ảnh giá trị về sự kiện HD 981
Chủ đề 4 giới thiệu hình ảnh phóng viên tác nghiệp vì biển đảo quê hương do đội ngũ phóng viên, nhà báo ghi lại trong quá trình tác nghiệp nơi đầu sóng.
Triển lãm “Tư liệu báo chí về Hoàng Sa” năm 2018 đã thu hút sự tham dự của nhiều tầng lớp nhân dân. Trong đó, có thể kể đến sự tham dự của các em học sinh trường THCS Hoàng Sa (quận Sơn Trà) cùng những chứng nhân lịch sử của Hoàng Sa.
Triển lãm “Tư liệu báo chí về Hoàng Sa” năm 2018 đã thu hút sự tham dự của nhiều tầng lớp nhân dân. Trong đó, có thể kể đến sự tham dự của các em học sinh Trường THCS Hoàng Sa (quận Sơn Trà) cùng những chứng nhân lịch sử của Hoàng Sa.

 XUÂN SƠN (thực hiện)

;
.
.
.
.