Nghề làm chổi đót ở Hòa Hiệp Nam

ĐNO - Dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán là thời điểm chính vụ của nghề làm chổi đót tại Xuân Thiều (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu). 

Ảnh: XUÂN SƠN
Tranh thủ thời tiết thuận lợi với trời nắng ráo, đót được mang ra phơi nắng cho khô đều trước khi mang đi bện thành chổi. Đót được người làm chổi thu mua từ các huyện vùng cao của tỉnh Quảng Nam như Đông Giang, Tây Giang với giá 7.000 đồng/kg đót. 
Nghề làm chổi đót diễn ra quanh năm, nhưng mùa chính vụ là khoảng từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 3 (âm lịch) hàng năm. Bởi đây là thời điểm cây đót ra hoa. Hoa đót là nguyên liệu để kết thành chổi quét nhà, quét vôi trong xây dựng. Sau khi hoa đót được phơi khô, người dân một phần dùng để đan chổi phục vụ thị trường Tết sắp đến, một phần cất giữ lại để làm chổi quanh năm.
Bà Đặng Thị Cấn, người có thâm niên 20 năm làm chổi đót, chổi chít ở Xuân Thiều, phường Hòa Hiệp Nam cho biết: "Việc làm chổi được thực hiện quanh năm, nhưng thời điểm chính vụ của nghề là dịp cuối năm, kéo dài từ tháng Chạp đến hết tháng Giêng. Đây là thời điểm những cây đót ra hoa."
Ảnh: XUÂN SƠN
Đót "đạt chuẩn" là đót được phơi đủ 5 nắng. Trung bình 3kg đót tươi sau khi phơi đều dưới nắng sẽ thu được 1kg đót khô thành phẩm. 
Ảnh: XUÂN SƠN
Sau khi phơi khô, đót được gom thành từng bó với trọng lượng 22kg/bó. Một phần đót được thương lái thu mua với giá 28.000 đồng/kg. Phần còn lại được những người làm chổi mang về để sản xuất chổi quanh năm.
Mỗi công nhân làm một ngày trung bình được trả 250.000 đồng. Nam giới thì trả công cao hơn một chút. Phơi chít đến tận ngày 30 Tết mới nghỉ và bắt đầu làm lại từ ngày mùng 2 Tết.
Mỗi lao động tham gia phơi và bó đót được trả trung bình 250.000 đồng/ngày. Trong ảnh: Bà Mười đang gom đót sau khi phơi khô, bà chia sẻ: "Cực nhưng phải làm để giữ nghề".
Ảnh: XUÂN SƠN
Công việc tương đối vất vả khi phải làm việc dưới trời nắng nóng và bụi đót bám đầy người. 
Ảnh: XUÂN SƠN
Nhiều lao động đến từ những địa phương tương đối xa Đà Nẵng. Trong ảnh: Zơ Râm Phương, người dân tộc Cơ tu ở xã Lăng (huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) đang cân đót sau khi phơi.
Ảnh: XUÂN SƠN
Đót được phân thành những phần riêng biệt để làm chổi. 
Ảnh: XUÂN SƠN
Chồng bà Đặng Thị Cấn là ông Nguyễn Văn Năm, Tổ trưởng Tổ hợp tác làm chổi đót Hòa Hiệp Nam đang bện chổi bằng dây ni-lông màu. Những sợi ni-lông được quấn thành cuộn cố định, dây được nối với cột để thuận tiện cho việc bện chổi. 
Chổi
Chổi sau khi bện cơ bản được đưa vào máy chà chổi để làm sạch bụi đót. Theo ông Năm, trung bình cả tổ hợp tác sản xuất được 240 cây chổi/ngày.
Những cây chổi dần thành hình, được mang đi phân phối tại hầu hết các chợ trên địa bàn thành phố với giá trung bình từ 20.000 đồng/cây.
Những cây chổi dần thành hình, được mang đi phân phối tại hầu hết các chợ trên địa bàn thành phố với giá trung bình từ 20.000 đồng/cây.
Quyết tâm giữ nghề
Quyết tâm giữ nghề làm chổi từ nhiều đời của gia đình, nhưng bà Đặng Thị Cấn (trái) vẫn canh cánh nỗi lo không có người kế thừa nghề truyền thống, bởi thế hệ con cháu đã chọn con đường khác thay vì làm việc bên những sợi chít, sợi đót.

 XUÂN SƠN (thực hiện)

;
;
.
.
.
.