'Cứu hộ' san hô ở bán đảo Sơn Trà

ĐNO - Lặn ngụp dưới làn nước lạnh, các thành viên của Trung tâm Cứu hộ sinh vật biển Sasa đang ra sức "cứu chữa", chăm sóc cho những rạn san hô bị hư hại dưới chân bán đảo Sơn Trà. 

Ảnh: XUÂN SƠN
Các thành viên Sasa có mặt tại bãi Nồm để "giải cứu" san hô. Ảnh: XUÂN SƠN

Nhóm Sasa được thành lập từ 2 năm trước, trong một lần cứu hộ một cá thể cá heo dạt vào bãi biển Đà Nẵng. Từ lần đó, những người có tình yêu với biển, với môi trường và sinh vật biển quyết định thực hiện hoạt động tình nguyện bảo tồn tại các bãi biển Đà Nẵng. Trong đó, có việc "giải cứu" những rạn san hô.

Theo anh Lê Chiến, Trưởng nhóm Sasa, tại bãi Nồm ở bán đảo Sơn Trà có nhiều rác, lưới "ma", nhà nổi thả neo trực tiếp vào rạn san hô, bên cạnh đó là hoạt động du lịch như mô-tô nước diễn ra ngay trên vùng nước có san hô, khiến sự phát triển của san hô tại khu vực bị ảnh hưởng. Nhiều diện tích san hô đã chết, số khác bị thương tổn và đã có dấu hiệu suy thoái dần.

Từ thực trạng ghi nhận được, các thành viên Sasa đang ra sức phục hồi, chăm sóc và tái tạo những rạn san hô dưới chân bán đảo. Anh Chiến chia sẻ: "Trồng thành công san hô, cơ bản, chúng ta có thể thay đổi cục diện du lịch Việt Nam, nghe có vẻ to tát nhưng chúng ta có thể làm được. Chỉ cần mọi người có ý thức và chung tay giữ gìn môi trường biển".

Ảnh: XUÂN SƠN
Các thành viên chuẩn bị ván chèo đứng (SUP) trước khi bơi ra khu vực có san hô. Ảnh: XUÂN SƠN
Ảnh: XUÂN SƠN
Dụng cụ lặn như kính đeo, ống thở được chuẩn bị đầy đủ. Ảnh: XUÂN SƠN
Ảnh: XUÂN SƠN
Các thành viên sẽ bơi SUP ra giữa biển để khảo sát tình trạng san hô. Ảnh: XUÂN SƠN
Ảnh: XUÂN SƠN
Những người trên bờ đi nhặt đá san hô (san hô đã chết và hóa thạch) để làm giá thể và đá tự nhiên làm kè chống xói mòn cho những nhánh san hô sống. Ảnh: XUÂN SƠN
Ảnh: XUÂN SƠN
Những hòn đá làm giá thể được khoan lỗ để đặt san hô vào. Ảnh: XUÂN SƠN
Ảnh: XUÂN SƠN
Những nhánh san hô bị gãy được gắn vào giá thể bằng keo. Ảnh: XUÂN SƠN
Ảnh: XUÂN SƠN
Một nhánh san hô sau khi được gắn vào giá thể. Ảnh: XUÂN SƠN
Ảnh: XUÂN SƠN
Các thành viên dùng SUP để đưa san hô đã gắn vào giá thể đến nơi ươm dưỡng. Ảnh: XUÂN SƠN
Ảnh: XUÂN SƠN
Các thành viên của Sasa trầm mình dưới nước liên tục để dọn dẹp khu vực ươm dưỡng, loại bỏ các mối nguy hại cho san hô và cố định các giá thể san hô xuống đáy nước. Ảnh: Sasa 
Ảnh: XUÂN SƠN
Những rạn san hô bị xâm hại, được bàn tay các thành viên của Sasa chăm sóc đã phần nào phục hồi. Tuy nhiên, san hô vẫn có nguy cơ tiêu biến trước những hoạt động của con người và cần có sự chung tay của cơ quan chức năng và xã hội để bảo vệ loài sinh vật này nói riêng, môi trường biển nói chung. Ảnh: Sasa 

 XUÂN SƠN

;
;
.
.
.
.
.