Thu gom rác thải dưới đáy biển

.

ĐNO - Nhiều năm qua, anh Đào Đặng Công Trung (SN 1979, trú tại đường Duy Tân, quận Hải Châu) cùng đội lặn của mình thường xuyên tổ chức những buổi thu gom rác dưới đáy biển để góp phần làm sạch môi trường biển.

Video: CHÁNH LÂM

Cứ môi buổi lặn nhặt rác từ đáy biển như vậy, đội lặn của anh Trung bình quân gom được khoảng 15kg rác thải các loại.
Đội lặn của anh Trung gom bình quân được khoảng 15kg rác thải các loại trong mỗi lần nhặt rác.

Ngày 24-8, đội lặn của anh Trung gồm 12 người cùng chèo SUP ra bãi san hô tại biển Mân Thái (phường Thọ Quang) rồi lặn xuống dọn dẹp rác thải ở đó.

Dụng cụ các anh mang theo khi lặn là đôi bơi chân vịt, kính lặn, ống thở, bao tay bảo hộ cùng một con dao (mang theo để cắt lưới đánh cá vướng vào bãi san hô).

Trong buổi chúng tôi theo chân các anh, đội anh Trung lặn khoảng 2 giờ đồng hồ và đã vớt lên được hơn 50 vỏ lon bia, mảnh chai nhựa, bao ni-lon, giày dép và khoảng 15m mảnh lưới đánh cá.

Trong khoảng hơn 3 năm nay, anh Trung cùng câu lạc bộ lặn ở quận Thanh Khê đã vớt lên được hàng ngàn vỏ lon bia, chai nhựa cùng rất nhiều mảnh lưới đánh cá. Song hành với việc làm này là nhiều lần anh cùng đội lặn chấp nhận rủi ro để cứu san hô.

Những bãi san hô dưới biển vô cùng sắc nhọn, nhiều lúc đội thợ lặn tìm đến mọi ngóc ngách ở các bãi chỉ cần sơ ý sẽ có thể bị san hô cứa rách tay, chân.

Mỗi lúc người thợ lặn xuống biển, họ sẽ lặn được chừng 1,5 phút. Trong khoảng thời gian đó, họ xác định vị trí có rác để xử lý. Rồi từ đó, thợ lặn tùy theo độ sâu mà ứng phó. Thường thì những thợ lặn sẽ lặn tầm 4-9m nước chỉ cố để nhặt 2 - 3 vỏ chai, đồ nhựa. 

Theo anh Trung, ngoài hơi thở, những người thợ lặn còn phải đặc biệt lưu ý dụng cụ chân vịt khi cắt các mảnh lưới vướng vào san hô bởi nếu không để ý, khi bơi gần hết hơi mà bị vướng lưới thì rủi ro khôn lường. “Ở dưới độ sâu từ 3 - 10 m, các vỏ lon bia, đồ nhựa dưới đáy biển không bao giờ nằm yên một chỗ mà cứ lơ lửng theo dòng nước. Có lần, tôi mãi đuổi theo các vỏ lon bia nên bị hụt hơi dẫn đến uống nước nhiều”, anh Trung bộc bạch.

Việc làm ý nghĩa nói trên không chỉ giúp những bãi biển Đà Nẵng sạch đẹp hơn mà còn giúp lan tỏa tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường đến mọi người xung quanh.

Phó ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng Trần Đại Nghĩa chia sẻ: “Việc làm của anh Trung cùng đội lặn quận Thanh Khê hết sức ý nghĩa, góp phần trực tiếp vào việc bảo vệ hệ sinh thái biển thành phố”.

Anh Trung cùng đội lặn của mình thường xuyên lặn để nhặt rác ở khu vực biển Đà Nẵng hay bất cứ nơi đâu anh đặt chân đến.
Anh Trung cùng đội lặn của mình thường xuyên tham gia nhặt rác ở khu vực biển Đà Nẵng hay bất cứ nơi đâu anh đặt chân đến.
Những bãi san hô tại vùng biên Mân Thái bị các mảnh lưới đánh cá
Những bãi san hô tại vùng biển Mân Thái đang bị các mảnh lưới đánh cá, đồ nhựa, vỏ lon bia bao phủ.
Những mảnh lưới đánh cá nằm chi chít ở các bãi san hô tại biển Mân Thái đã và đang đợi anh Trung cùng đội lặn của mình gỡ bỏ.
Những mảnh lưới đánh cá nằm chi chít ở các bãi san hô tại biển Mân Thái được anh Trung cùng đội lặn của mình gỡ bỏ dần.
Rác thải được các anh cùng nhau chuyển lên bờ.
Rác thải được các anh cùng nhau chuyển lên bờ.

CHÁNH LÂM

;
;
.
.
.
.
.