Đà Nẵng, một bức họa đồ hùng vĩ kiêu sa được khắc họa chân thành nhất qua ca khúc " Về Đà Nẵng".
Đà Nẵng luôn là những điều giản dị và thân thương nhất đối với mỗi người con Đà Nẵng và với kỳ ai từng đặt chân tới.
Được phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của giáo sư Nguyễn Bá Đức, những giai điệu vui tươi, rộn ràng đã khiến cho " lòng mình xao xuyến đến lạ"
Về một Đà Nẵng gợi nhiều thương nhớ. Nhờ có âm nhạc, thành phố đã trở nên thơ mộng và lãng mạn hơn bao giờ hết khiến cho người " như tỉnh như mơ" trong một mảnh đất miền Trung quê hương thân thương.
Ca khúc thấm đượm những câu từ yêu thương, mộc mạc
Thơ và âm nhạc là sự cộng hưởng tuyệt vời hình thành nên những bài hát bất hủ theo năm tháng. Với tình yêu đặc biệt với Đà Nẵng, giáo sư Nguyễn Bá Đức đã chắp bút nên bài thơ " Về Đà Nẵng" với những vần thơ lãng mạn “... Về quê em Đà Nẵng hôm nay. Anh thấy lòng mình xao xuyến đến lạ…” hay “... Đi dọc sông Hàn tới cầu Thuận Phước. Em ngỡ như mình như tỉnh như mơ…”
Giáo sư Nguyễn Bá Đức đã viết bài thơ " Về Đà Nẵng" với một tình yêu đặc biêt giành cho mảnh đất này, nơi mà ông coi như quê hương thứ hai của mình, ngay từ những ngày đầu nhận lời cố vấn cho bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng, khi đặt chân đến đây đã thấy " lòng mình xao xuyến đến lạ" rồi.
Sau đó, những câu thơ của ông đã được phổ nhạc bởi nhạc sĩ Thành Nguyễn và cho ra đời ca khúc cùng tên. Bài hát mang âm điệu nhẹ nhàng cùng những câu từ mộc mạc về một Đà Nẵng nên thơ và gây thương nhớ. Bất cứ ai đã từng đi qua các danh lam thắng cảnh của thành phố “... Từ Ngũ Hành Sơn với đỉnh Bà Nà. Đỉnh núi Sơn Trà tới chùa Non Nước…” đều sẽ đắm chìm trong ca khúc. Đặc biệt, “Về Đà Nẵng” còn là những câu hát ca ngợi nét văn hóa đặc sắc và những con người chân chất “... Mảnh đất con người hiện hữu quanh ta…” tại nơi đây.
Giáo sư Nguyễn Bá Đức người chắp bút lên bài thơ “Về Đà Nẵng”. |
Những câu từ mộc mạc của bài thơ đã tạo nên điểm nhấn tuyệt vời cho ca khúc “Về Đà Nẵng”. Nhờ đó, người nghe sẽ cảm nhận được hương quê và chất giản dị mà ca khúc đem lại. Bài hát cũng đã truyền tải sâu sắc cảm xúc người giáo sư Nguyễn Bá Đức khi đặt bút viết về Đà Nẵng với những nét văn hóa trường tồn theo thời gian. Cùng lắng đọng những lời ca ngọt ngào qua lời bài hát “ Về Đà Nẵng” dưới đây:
“Về Đà Nẵng” - Bài hát bộc lộ vẻ đẹp của những danh lam thắng cảnh nổi tiếng
Là một phần của dải đất miền Trung thơ mộng, Đà Nẵng luôn mang vẻ đẹp mộc mạc và bình dị. Bài hát “Về Đà Nẵng”, đã giúp người nghe cảm nhận được những địa danh nổi tiếng như sông Hàn, cầu Thuận Phước, Tuyên Sơn, Đa Phước, chùa Non Nước qua những câu hát thấm đượm tình yêu quê hương. Không chỉ mang vẻ đẹp nên thơ, bài hát còn thể hiện một Đà Nẵng hùng vĩ với Ngũ Hành Sơn, đỉnh Bà Nà huyền ảo giữa trời mây hay bãi Mỹ Khê rộng lớn xanh thẳm cùng bãi cát trắng xóa trải dài như vô tận.
Đặt chân đến mỗi địa danh ở Đà Nẵng thì bất kỳ ai cũng sẽ thấy “lòng mình xao xuyến đến lạ”. Những câu hát đơn sơ với giai điệu rộn ràng của “Về Đà Nẵng” đã gợi nhớ trong lòng biết bao người một thành phố đẹp đẽ và hùng vĩ nên thơ. Thành phố đã thu hút được nhiều khách du lịch đến chiêm ngưỡng cảnh sắc non nước " một bức họa đồ hùng, vĩ, kiêu sa".
Thành Nguyễn cho biết: anh phổ nhạc bài thơ này khi anh chưa từng đến Đà Nẵng, khoảng 1 năm sau anh mới có dịp đến Đà Nẵng, và từ đó Đà Nẵng chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim anh.
Thành Nguyễn là nhạc sĩ tài năng phổ nhạc cho ca khúc “ Về Đà Nẵng”. |
Qua tiếng hát của ca sĩ Quốc Đại và Ngọc Liên, ca khúc “Về Đà Nẵng” đã truyền tải tình yêu quê hương da diết một cách sống động về một thành phố gây nhiều thương nhớ. Bài hát chính là những câu thơ tràn đầy tình yêu thương về một Đà Nẵng hùng vĩ và thơ mộng. Bất cứ ai khi nghe ca khúc này cũng sẽ cảm nhận được sự kỳ vĩ của các địa danh nơi đây và muốn đến một lần để trải nghiệm, ai đi rồi cũng đều vương vấn và muốn quay trở lại. Ca khúc đã tiếp thêm tình yêu quê hương sâu thẳm cho không chỉ người con Đà Nẵng mà còn với những ai đã đến Đà Nẵng dù chỉ một lần.