Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm việc với nhóm Nghị sĩ hữu nghị Pháp-Việt

.

Sáng 1-4 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tại Cộng hòa Pháp, tại trụ sở Thượng viện Pháp, thủ đô Paris, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã có buổi làm việc với nhóm Nghị sĩ hữu nghị Pháp - Việt và đại diện 15 doanh nghiệp lớn của Pháp.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại buổi tiếp nhóm Nghị sĩ hữu nghị Pháp - Việt. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại buổi tiếp nhóm Nghị sĩ hữu nghị Pháp - Việt. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, chuyến thăm lần này nhằm thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp nói chung, quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Quốc hội Việt Nam với Nghị viện Pháp nói riêng, đồng thời góp phần tăng cường hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, trong đó hợp tác kinh tế - thương mại là một trọng tâm.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao chính sách của Pháp trong tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam, mong muốn các doanh nghiệp Pháp mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam. Quốc hội và Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, để các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có các doanh nghiệp Pháp hoạt động tại Việt Nam.
Tại cuộc làm việc, các doanh nghiệp lớn của pháp như Air Liquide, Total… đều đánh giá cao tiềm năng của thị trường Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo. Nhiều doanh nghiệp cũng bày tỏ quan tâm đối với lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng hàng không, logistics, dược phẩm, y tế, xây dựng chợ đầu mối và cung ứng thực phẩm sạch.

Đối với lĩnh vực năng lượng, đại diện Bộ Công thương Việt Nam khẳng định sự ủng hộ đối với các dự án có sự tham gia của các tập đoàn, doanh nghiệp Pháp và sẽ nỗ lực tạo điều kiện để các dự án được triển khai hiệu quả, đúng tiến độ.

Trước mong muốn của các doanh nghiệp về việc tạo môi trường thông thoáng hơn trong đầu tư, đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết: Quốc hội sẽ tiếp tục nghiên cứu, nếu trong thực tế phát sinh nhiều vướng mắc thì sẽ sửa luật để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khi đầu tư dự án vào Việt Nam.
Trước các ý kiến của doanh nghiệp Pháp về việc tham gia sâu hơn vào lĩnh vực giao thông vận tải, logistics tại Việt Nam, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam khẳng định tiềm năng đầu tư hiện nay, đặc biệt là hàng không, metro là rất rộng mở và các doanh nghiệp, nhà đầu tư của Pháp hoàn toàn có đủ điều kiện để tham gia.

Phát biểu kết luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế, phù hợp với thông lệ quốc tế, tiến trình hội nhập mà Việt Nam cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, qua đó, bảo đảm tính minh bạch, công khai, không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, Việt Nam đang thúc đẩy các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế mang tính kết nối cao, hướng tới một nền kinh tế số, xây dựng thành phố thông minh. Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Quốc hội và Chính phủ điện tử. Để hiện thực hóa cam kết sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư, giải quyết các khó khăn vướng mắc, bởi sự thành công của doanh nghiệp Pháp là thành công của Việt Nam.

Tại cuộc làm việc với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhiều doanh nghiệp lớn của Pháp như Air Liquide, Total đánh giá cao tiềm năng của thị trường Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo. Nhiều doanh nghiệp cũng bày tỏ quan tâm đối với lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng hàng không, logistics, dược phẩm, y tế, xây dựng chợ đầu mối và cung ứng thực phẩm sạch.  

Đối với lĩnh vực năng lượng, đại diện Bộ Công thương Việt Nam khẳng định sự ủng hộ đối với các dự án có sự tham gia của các tập đoàn, doanh nghiệp Pháp và sẽ nỗ lực tạo điều kiện để các dự án được triển khai hiệu quả, đúng tiến độ. Trước mong muốn của các doanh nghiệp về việc tạo môi trường thông thoáng hơn trong đầu tư, đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, dù hiện tại, môi trường đầu tư tại Việt Nam đã khá thông thoáng và công bằng đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tuy nhiên, Quốc hội sẽ tiếp tục nghiên cứu Luật Đầu tư để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia sâu hơn trong các dự án tại Việt Nam. Cùng với đó, Quốc hội cũng sẽ sửa Luật Sở hữu trí tuệ ngay trong tháng 5 tới để đáp ứng những điều kiện hội nhập của nền kinh tế.  

Trước các ý kiến của doanh nghiệp Pháp về việc tham gia sâu hơn vào lĩnh vực giao thông vận tải, logistics tại Việt Nam, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam đã chia sẻ về những cơ hội, tiềm năng đầu tư hiện nay tại Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực hàng không, metro là rất rộng mở và các doanh nghiệp, nhà đầu tư của Pháp hoàn toàn có đủ điều kiện để tham gia.

Theo quochoi.vn
 

;
;
.
.
.
.
.