.
Tôi có thể thay đổi

“Dị ứng” với việc thầy đọc, trò chép

Khi còn ngồi trên giảng đường đại học, tôi rất “dị ứng” với phương pháp giảng dạy “thầy đọc, trò chép”. Với tôi, những giờ học ấy trôi qua thật vô vị và nặng nề. Tôi tự nhủ: “Nếu sau này được làm giảng viên, mình sẽ thay đổi”.

Ra trường, được trở thành giảng viên thật. Đứng trên bục giảng, tôi đặt ra những yêu cầu thật cao cho sinh viên của mình. Yêu cầu họ phải nghiên cứu trước bài học ở nhà và tìm kiếm tài liệu thực tế có liên quan. Lên lớp, mỗi giờ học của tôi trở thành một giờ thảo luận sôi nổi, đặt vấn đề có liên quan đến bài giảng, đưa ra nhiều định hướng khác nhau để sinh viên cùng trao đổi và giải quyết.

Rồi những bài tập lớn và bài tập nhóm để rèn luyện cho sinh viên cách làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Cách làm việc như vậy đã tạo ra sự thích thú cho những sinh viên năng động và chăm chỉ, nhưng nó cũng là thách thức không nhỏ đối với những sinh viên không ham mê sáng tạo.

Với sự thay đổi ấy, hy vọng những sinh viên của tôi sau khi ra trường sẽ không những được trang bị một nền tảng kiến thức vững chắc mà còn có được những kỹ năng quan trọng để có thể đáp ứng được những yêu cầu trong công việc của họ sau này.

Ngọc Tú

;
.
.
.
.
.