.

Hoàng Sa biển đảo mến yêu - Kỳ cuối: Các đá, cồn, bãi ngầm

.

Trong vùng biển quần đảo Hoàng Sa, bao quanh hai nhóm đảo Nguyệt Thiềm và An Vĩnh gồm rất nhiều đá, cồn, bãi ngầm, bãi cạn. Những đá, bãi, hay vùng nước cạn này vừa nên thơ lại vừa hết sức nguy hiểm, bởi khi thời tiết tốt, mặt biển phẳng lặng và bình yên; nhưng khi đêm tối hay thời tiết xấu, sóng gió nổi lên, chúng trở thành “những con quỷ dữ” sẵn sàng nuốt chửng tàu thuyền qua lại.

        >> Hoàng Sa biển đảo mến yêu - Kỳ 4: Nhóm đảo An Vĩnh
        >>Hoàng Sa biển đảo mến yêu - Kỳ 3: Nhóm đảo Nguyệt Thiềm
        >> Hoàng Sa biển đảo mến yêu - Kỳ 2: Nhóm đảo Nguyệt Thiềm
        >> Hoàng Sa biển đảo mến yêu - Kỳ I: Tổng quan địa lý hành chính Hoàng Sa

Do có nhiều bãi đá ngầm, nên trong lịch sử đã có nhiều vụ đắm tàu xảy ra tại đây. Chẳng hạn dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, vào cuối tháng 7-1634 chiếc thuyền Grootebroek thuộc Công ty Đông Ấn của Hà Lan đi từ Batavia (thuộc Indonesia) sang Đài Loan đã bị đắm ở gần quần đảo Hoàng Sa cùng với số hàng hóa lớn và có 9 thủy thủ mất tích (1).

Năm 1714, có 3 chiếc thuyền buồm của Hà Lan từ Nhật Bản đi ngang Hoàng Sa bị bão, cột buồm một thuyền bị đánh gãy, dạt vào bãi cát và bị những đá ngầm làm vỡ nát thuyền, khiến 17 người chết, còn 87 người sống sót phải ẩn náu trên đảo hơn cả tháng trời mới vào bờ được.

Liên tục trong nhiều thế kỷ sau đó, tàu thuyền thường xuyên gặp tai nạn ở khu vực này; như năm 1748 chiếc Scarborough chạy ban đêm bị va vào đá ngầm trong bãi (2), năm 1891 tàu Đức là Mariana đắm gần Cồn Bông Bay, năm 1895 chiếc Bellona gặp nạn, năm 1896 tàu Nhật là Imezi Maru bị mất tích, năm 1910 tàu Colombo mắc cạn, năm 1915 tàu Quinta bị mất tích…

Những đá, cồn, bãi trong khu vực biển Hoàng Sa gồm có:

- Đá Nam, còn có tên là Cồn Cát Nam, South Sand (A), hiện nay Trung Quốc gọi là Nan Shazhou (Nam Sa Châu), nằm ở tọa độ 16056’ vĩ độ bắc và 112020’ kinh độ đông. Tên được đặt do vị trí hơi chếch về hướng nam của nhóm đảo.

- Đá Tây, còn có tên là Cồn Cát Tây, West Sand (A), hiện nay Trung Quốc gọi là Xi Shazhou (Tây Sa Châu), nằm ở tọa độ 16058’ vĩ độ bắc và 112012’ kinh độ đông. Đá Tây được đặt tên do vị trí hơi chếch về hướng tây của nhóm đảo.

- Đá Tháp, còn có tên là Hòn Tháp, Pyramid Rock (A), hiện nay Trung Quốc gọi là Gaojianshi (Cao Tiêm Thạch), nằm ở tọa độ 16034’ vĩ độ bắc và 112038’ kinh độ đông.

Đá Bông Bay nhìn từ vệ tinh năm 2002.    (Nguồn:www.oceandots.com)


- Đá Bông Bay, còn có tên là Cồn Bông Bay, Bombay Reef (A), hiện nay Trung Quốc gọi là Langua Jiao, được đặt tên theo chiếc thương thuyền Bombay đã nhìn thấy đảo này vào năm 1800 (3), nằm ở tọa độ 16002’ vĩ độ bắc và 112032’ kinh độ đông.

 Đá Chim Yến nhìn từ vệ tinh năm 2005.    (Nguồn: www.oceandots.com)

- Đá Chim Yến, Vuladdore Reef (A), hiện nay Trung Quốc gọi là Yuzhuo Jiao, ở tọa độ 16020’ vĩ độ bắc và 112001’ kinh độ đông. Bãi Vuladdore nằm cách nhóm Nguyệt Thiềm chừng 20 hải lý về hướng đông nam, được đặt tên theo chiếc thuyền Snow Vulador của Bồ Đào Nha trong hành trình từ Macao đi Manila đã nhìn thấy đảo này vào ngày 21-7-1807 (4).

Bãi ngầm Khám phá nhìn từ vệ tinh năm 2005.  (Nguồn: www.oceandots.com)


- Đá Lồi, còn có tên là Bãi ngầm Khám phá, Découverte (P), Discovery Reef (A), hiện nay Trung Quốc gọi là Huaguang Jiao, nằm ở tọa độ 16014’ vĩ độ bắc và 111041’ kinh độ đông. Đây là bãi ngầm lớn nhất trong quần đảo với một vòng san hô bao quanh chiều dài tới 15 hải lý, bề ngang chừng 5 hải lý. Có lẽ tên Discovery được đặt theo con thuyền do Daniel Ross làm thuyền trưởng đi vẽ bản đồ Biển Đông từ 1807-1810.

 Đá Hải Sâm nhìn từ vệ tinh.  (Nguồn:www.wikiwak.com)

- Đá Hải Sâm, còn có tên là Bãi Sơn Dương, Antelope Reef (A), hiện nay Trung Quốc gọi là Lingyang Jiao, nằm về phía nam đảo Hữu Nhật và phía đông đảo Quang Ảnh, ở tọa độ 16028’ vĩ độ bắc và 111034’ kinh độ đông, toàn san hô ngầm chưa nổi lên mặt nước. Có lẽ tên Antelope được đặt theo tên con thuyền đi cùng thuyền Discovery do Daniel Ross làm thuyền trưởng vẽ bản đồ Hoàng Sa từ 1807-1810.

- Bãi Hardy, Hardy Patch (A), nằm ở tọa độ 16005’ vĩ độ bắc và 114046’ kinh độ đông.

- Bãi Addington, có tên quốc tế là Addington Patch (A), nằm ở tọa độ 15036’ vĩ độ bắc và 114025’ kinh độ đông.

- Bãi Ốc Tai Voi, Herald Bank (A), hiện nay Trung Quốc gọi là Songtao Tan, nằm ở tọa độ 15044’ vĩ độ bắc và 112014’ kinh độ đông.

- Bãi Balfour, Balfour Shoal (A), nằm ở tọa độ 15027’ vĩ độ bắc và 114000’ kinh độ đông

- Bãi Vọng Các, Bankok Shoal (A), nằm ở tọa độ 16000’ vĩ độ bắc và 114005’ kinh độ đông

- Bãi Bassett, Bassett shoal (A), nằm ở tọa độ 15027’ vĩ độ bắc và 114010’ kinh độ đông.

- Bãi ngầm Châu Nhai, Bremen Bank (A), hiện nay Trung Quốc gọi là Binmei Tan (Bãi Tân Mê), nằm ở tọa độ 16018’ vĩ độ bắc và 112028’ kinh độ đông.

- Bãi Carpenter, Carpenter Shoal (A), nằm ở tọa độ 16003’ vĩ độ bắc và 114010’ kinh độ đông.

- Bãi Cathay, Cathay shoal (A), nằm ở tọa độ 15055’ vĩ độ bắc và 113058’ kinh độ đông.

- Bãi Cawston, Cawston Shoal (A), nằm ở tọa độ 15031’ vĩ độ bắc và 113046’ kinh độ đông.

- Bãi Egeria, Egeria Bank (A), nằm ở tọa độ 16001’ vĩ độ bắc và 114056’ kinh độ đông.

- Bãi Hand, Hand Shoal (A), nằm ở tọa độ 15059’ vĩ độ bắc và 114038’ kinh độ đông.

- Bãi Howard, Howard Shoal (A), nằm ở tọa độ 15051’ vĩ độ bắc và 114047’ kinh độ đông.

- Bãi Learmonth, Learmonth Shoal (A), nằm ở tọa độ 15042’ vĩ độ bắc và 114040’ kinh độ đông.

- Bãi Xiêm La, Siamese Shoal (A), hiện nay Trung Quốc gọi là Ximen Ansha, nằm ở tọa độ 15058’ vĩ độ bắc và 114004’ kinh độ đông.

- Bãi Smith, Smith Shoal (A), hiện nay Trung Quốc gọi là Meixi Ansha, nằm ở tọa độ 15027’ vĩ độ bắc và 114012’ kinh độ đông.

- Bãi Stewart, Stewart Bank (A), nằm ở tọa độ 17020’ vĩ độ bắc và 118050’ kinh độ đông.

- Bãi ngầm Bắc, cũng gọi là Cồn Bắc, North Reef (A), hiện nay Trung Quốc gọi là Bei Jiao (Bắc Tiêu) nằm ở tọa độ 17006’ vĩ độ bắc và 111030’ kinh độ đông

- Cồn Xà Cừ còn gọi là Cồn Quan Sát, Bãi Quan Sát, Observation Bank (A), hiện nay Trung Quốc gọi là Yin Yu, nằm ở tọa độ 16035’ vĩ độ bắc và 111042’ kinh độ đông. Tên Xà Cừ được đặt theo sản vật ốc xà cừ có nhiều ở địa điểm này.

- Bãi Quảng Ngãi, Jehangir Bank/Jehangire Reef (A), nằm ở tọa độ 16021’ vĩ độ bắc và 112040’ kinh độ đông. Quảng Ngãi là tên địa phương có đội Hoàng Sa và Bắc Hải chuyên thay mặt Nhà nước khai thác quần đảo này từ thời chúa Nguyễn, còn tên Jehangire thì được đặt theo chiếc tàu nhìn thấy bãi ngầm vào 25-10-1806.

Ngoài những đá, cồn, bãi nêu trên, còn có hai bãi ngầm rất rộng liên quan khu vực quần đảo Hoàng Sa là Macclesfield và Scarborough.

Bãi ngầm Macclesfield, Macclesfield Bank (A), hiện nay Trung Quốc gọi là Zhongsha Qundao (Trung Sa Quần đảo), nằm ở tọa độ 15050’ vĩ độ bắc và 114020’ kinh độ đông chỉ gồm các bãi ngầm không có đảo, chiều dài tới hơn một trăm hải lý, rộng khoảng 60 hải lý. Tên Macclesfield được đặt theo tên chiếc thuyền của người Anh phát hiện ra bãi ngầm này năm 1701 (5).

Bãi ngầm Scarborough, Scarborough Shoal (A), hiện nay Trung Quốc gọi là Huangyan Dao, ở tọa độ 15008’ vĩ độ bắc và 117046’ kinh độ đông. Tên Scarborough lấy theo chiếc thuyền bị va vào đá ngầm trong bãi vào đêm 12-9-1748 (6). Trong bãi có một ít mỏm đá cao chừng 3 mét, còn phần lớn của bãi đá ngầm nằm chìm gần mặt nước khi thủy triều dâng.

Biển đảo Hoàng Sa thật mênh mông và chứa đựng vô vàn những điều chưa biết hết; nhưng có một điều rất rõ là lòng mến yêu tha thiết và sự gắn bó thường xuyên, hợp pháp của người Việt Nam đối với Hoàng Sa đã có từ lâu đời, được thế giới thừa nhận và đến nay vẫn không hề thay đổi.

Nguyễn Quang Trung Tiến

(1) Dẫn theo Thái Văn Kiểm, Những sử liệu Tây phương minh chứng chủ quyền của Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa từ thời Pháp thuộc đến nay, Tập san Sử Địa, số 29, 1-3/1975, tr. 32.

(2) James Horsburgh, The India directory, or, Directions for sailing to and from the East Indies, China, Australia, and the interjacent ports of Africa and South America, VM. H. Allen & Co., London, 1852, p. 350.

(3) James Horsburgh, Sách đã dẫn, p. 347.

(4) James Horsburgh, Sách đã dẫn, p. 348.

(5) Jean Baptiste Nicolas Denis D"Apres de Mannevillette, Instruction sur la navigation des Indes orientales et de la Chine, pour servir au Neptune Oriental, Libraire & Imprimeur de la Marine, Paris, 1775, p. 520.

(6) James Horsburgh, Sách đã dẫn, p. 350.

;
.
.
.
.
.