.
Tôi có thể thay đổi:

“Ăn cơm hớt”

Ngày nhỏ, cứ mỗi lần thấy ai nói không đúng điều gì là tôi chen ngay vào… cãi, bất kể người đó là ai. Dù biết sau đó sẽ bị cái tát của ba tôi vì tội “ăn cơm hớt”, nhưng tôi không bỏ cái tật ấy được. Có lần, ba tôi bảo: “Chừa cái tật đó đi nghe con. Không phải lúc nào người ta sai con cũng nói ra được đâu”. Lúc ấy tôi rất giận ông vì tôi chúa ghét phải đồng ý với những gì mà mình biết là không đúng.

Lớn hơn một tí, khi thầy giáo giảng sơ suất điều gì, cả lớp im thin thít, riêng tôi đưa tay xin có ý kiến và nhờ thầy đính chính.

Bây giờ, khi đã là sinh viên, cái bản tính hay cãi trong tôi vẫn không chừa được đến mức tôi được bầu chọn là “Siêu cãi” của lớp. Dù bây giờ tôi không bị những cái tát tai của ba tôi nữa, cũng không bị những cái nhìn “phùng mang trợn má” nhưng tôi biết dè chừng trước lời mình nói. Tôi tranh luận có chừng mực, tùy lúc vì tôi nghĩ mọi ý kiến đều đáng được tôn trọng.

Nhờ đó, đáp lại những lời nói của tôi là những nụ cười, những cái gật gù đồng ý và những tràn vỗ tay từ chính đối thủ.

Tôi lại nhớ lời ba dạy: “Người biết làm cho người khác tôn trọng mình mới chính là người chiến thắng”.

Cá Trê Lai

;
.
.
.
.
.