.

Ấn tượng về sông Seine

.

Dòng sông mang nhiều huyền thoại tạo nên một Paris, thành phố của ánh sáng, của nghệ thuật, là trái tim của thế giới, quyến rũ và gợi hứng cho nhiều nghệ sĩ viết và vẽ từ những thế kỷ trước. Tháng qua, Viện Bảo tàng Giverny ở Normandy, miền bắc Paris đã trưng bày 50 tác phẩm của các danh họa bậc thầy thuộc trường phái ấn tượng từ thế kỷ thứ 18 đến 20, đặc biệt, những tác phẩm hội họa chọn lọc đó chỉ vẽ về phong cảnh dọc theo dòng sông Seine. Trong số tác phẩm được trưng bày, có nhiều kiệt tác của các họa sĩ tiền phong trường phái ấn tượng như Auguste Renoir, Claude Monet, Edouard Manet and Gustave Caillebotte.

Tranh của Claude Monet. 

Giverny cũng là nơi Claude Monet theo trường phái ấn tượng sống và mất (1926) ở đây. Ông nổi tiếng những bức vẽ về phong cảnh, về những quán cà phê, những chiếc thuyền, dọc theo hai bờ dòng sông Seine. Có điều may mắn cho giai đoạn hưng phấn nhất trong đời của họa sĩ Claude Monet, vào thời điểm ấy, vẻ đẹp tự nhiên của dòng sông Seine chảy giữa Paris và các vùng quê thôn dã của nước Pháp trước khi đổ ra eo biển nước Anh chưa bị ảnh hưởng bởi các ngành công nghiệp.

Tranh của Auguste Renoir.  

Nên khác hẳn với bây giờ, theo lời của bà Marina Ferretti, người phụ trách bảo tàng, tất cả sự thay đổi từ phong cảnh đến lối sống của những người sống ở Paris hay các vùng quê dọc theo bờ sông Seine do bị ảnh hưởng của nền công nghiệp hóa, đã làm tàn lụi sự rung cảm hay óc tưởng tượng của nhiều họa sĩ đương thời. Hình ảnh điền viên nhanh chóng thay vào đó những bóng dáng đồ sộ của nhà máy, mù bụi khói. Các thuyền gỗ lững lờ trên dòng sông Seine biến mất. Thay thế chúng là những chiếc sà-lan. Các nhịp cầu đá rêu phong gợi cảm bắc ngang sông Seine ở Paris, dần dần biến thành cầu sắt, lạnh lùng khô cứng.

Họa sĩ Auguste Renoir (1841-1919) người Pháp, cùng là nhân vật thứ hai, bên cạnh Claude Monet, tiên phong trong sự phát triển của phong cách trường phái ấn tượng hay còn gọi là trường phái biểu hiện. Ông giỏi về hình họa và đam mê nhiều với vẻ đẹp của nữ giới. Nhất là tranh vẽ các thiếu phụ mượt mà, uyển chuyển trong dáng dấp quý phái giới thượng lưu.

Đến giữa tháng 7-2010, cuộc triển lãm mang tên “Ấn tượng về dòng sông Seine” này kết thúc. Hẳn nhiều nghệ sĩ ở Paris hay các nơi khác trên thế giới, có dịp để nhớ lại. Và, ai có thể biết được, nhiều thế kỷ trôi qua, liệu dòng sông đã làm nên tên tuổi các nghệ sĩ vì vẻ đẹp nguyên thủy của chính nó, hay ngược lại, chính nghệ sĩ đã tạo ra được huyền thoại bất tử cho một dòng sông - sông Seine ở Paris.

HOÀNG ĐẶNG

;
.
.
.
  • Định vị điểm đến
    Ẩm thực không chỉ là món ăn mà còn là câu chuyện của văn hóa và con người, nhằm từng bước nâng cao sản phẩm du lịch, thời gian qua thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá cũng như từng bước định vị các phân khúc ẩm thực cao cấp, ẩm thực vùng miền và đường phố.
    .
  • 'Hộ chiếu ẩm thực'
  • Dư vị của ký ức
.
.
  • Sơ học Yếu lược thời Pháp thuộc
    * Tham quan Phòng truyền thống Trường Tiểu học An Phước (huyện Hòa Vang), tôi thấy có tấm ảnh chụp một văn bằng có tên là "Bằng cấp Sơ học Yếu lược", cấp cho học sinh Lâm Quang Thạnh vào năm 1937. Tấm bằng này có ý nghĩa như thế nào trong hệ thống giáo dục thời đó? Học sinh Lâm Quang Thạnh về sau có đóng góp gì cho xã hội? (Trương Văn Tài, Hòa Vang, Đà Nẵng).
    .
  • Tháp Bánh Ít
  • Giếng "mắt rồng" trong nhà ba anh em Tây Sơn
.
.

Đọc nhiều

.
.