.

Nơi của thời gian còn lại

Gió. Buổi chiều. Và tháng 5. Những cơn mưa đầu mùa làm thanh sạch cái thành phố đầy nắng phương Nam này. Nhìn từ cửa sổ yên tĩnh của căn phòng bên bờ sông Sài Gòn, phía bên kia, Bảo tàng Hồ Chí Minh bình lặng.

Nơi ấy, trong những gian phòng rộng, bày nhiều hiện vật thể hiện tấm lòng của những người dân và nghệ sĩ ở mọi miền đất nước đối với vị cha già của dân tộc. Rõ ràng, sâu xa và chân thật, những gì người dân đóng góp cho nơi đây đã thể hiện được những nét chính trong cuộc đời lớn của Bác. Có lẽ cũng không cần nêu lên những con số, vì chúng không thể nói hết được tình cảm của người Việt Nam đối với Bác.

Và lẽ nào phải nhắc lại, vì sao Tổ chức UNESCO xếp tên tuổi Chủ tịch Hồ Chí Minh vào danh sách các danh nhân văn hóa thế giới? Những gì tốt đẹp nhất mà người dân Việt và bạn bè trên khắp các châu lục dành cho Bác là điều hiển nhiên, bởi chính Bác đã đến với nhân quần bằng tình yêu lớn của mình. Bác đã từng khẳng định: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt” (Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số ở miền Nam, ngày 19-4-1946). Luôn luôn nhớ đến vùng cao, nơi các dân tộc đã hy sinh tất cả cho cách mạng trong những thời kỳ gian khó, Bác nhắc nhở cán bộ trong lần về làm việc tại Tuyên Quang tháng 5-1961: “Đời sống văn hóa và vật chất đồng bào chưa được nâng cao mấy, đó là vì cán bộ lãnh đạo không chú ý đầy đủ đến đồng bào rẻo cao”.

Và người dân tộc đã hát, bài hát bộc lộ phần nào lòng kính yêu của những sắc tộc Việt chơn phác, thực thà giản dị:

Con cá nen dưới sông Hinh còn nổi
Chim Pôn-mơ - ngâm trên núi Vía còn bay
Người Ê đê chưa gặp mặt Bác Hồ
Mà trong bụng thương hơn cha hơn mẹ…

Buổi chiều, ngoài bến cảng có tiếng còi tàu đục trầm. Buồi chiều, các gian phòng trưng bày như rộng thêm ra trong những hồi ức. Lại chợt nhớ một khái niệm trong khoa học tự nhiên: “Càng xa lại càng gần”. Điều ấy thật đúng trong mối quan hệ kế tục giữa Bác và những thế hệ tiếp nối.

Thêm một lần kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thêm một lần nữa, dáng hình đất nước được tô điểm bởi những màu sắc sáng, trong ước mơ ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Ước mơ ấy, đã thấy vì đã tin, lúc Bác đặt chân lên những con sóng đầu tiên khi rời khỏi nơi đây, ngày ấy, cho một Trở Về. Sau những bước Ra Đi.

Nguyễn Đông Nhật

;
.
.
.
.
  • Chiếc thuyền của lứa đôi Việt - Nhật
    Khu không gian văn hóa Việt Nam - Nhật Bản ở Quảng trường Sông Hoài, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An đang trưng bày một chiếc thuyền buồm sơn son với lối kiến trúc cổ xưa khá đẹp. Đây là chiếc thuyền buôn do người Nhật Bản phục dựng để trưng bày ở thành phố Nagasaki từ nhiều năm qua nhằm thể hiện mối bang giao, tình hữu nghị hai nước Việt - Nhật đã có từ lâu đời.
    .
  • Chuyện ông Thất Sáu
  • Ruộng bậc thang 'ở lưng chừng núi'
.
  • Rượu Bàu Đá
    Công viên 29-3 Đà Nẵng từng diễn ra Festival "Làng nghề Việt 2009" với sự tham gia của 60 làng nghề tiêu biểu của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tôi nhớ về rượu lần đó có 3 đại diện gồm: rượu Làng Vân, Bàu Đá, Gò Đen. Rượu Bàu Đá nổi trội ra sao mà được đại diện cho miền Trung? Hai loại rượu kia có gì đặc biệt? (Phan Mỹ, Hòa Vang, Đà Nẵng).
    .
  • Sơ học Yếu lược thời Pháp thuộc
  • Tháp Bánh Ít
.
  • Màu hoa đỏ tháng Tư
    Tháng Tư, giàn hoa giấy trước nhà ông Năm đỏ rực. Ai ngang qua cũng ngoái cổ nhìn rồi xuýt xoa khen chủ nhà mát tay trồng được giàn hoa đẹp quá. Mấy bà hàng xóm thường nói, ông Năm già rồi mà lãng mạn quá chừng, suốt ngày chăm chút cho mấy cây bông. Mỗi lần nghe, ông Năm chỉ móm mém cười mà không nói gì. Dưới giàn hoa giấy ông kê cái bàn tre, sáng nào cô con gái tên Hạnh cũng pha cho ông tách trà. Ông vừa nhâm nhi vừa ngó lên những cụm hoa khoe màu trong nắng rồi nghĩ ngợi xa xăm.
    .
  • Các khối lực lượng vũ trang hợp luyện diễu binh, diễu hành
  • Người má
.

Đọc nhiều

.
.