.

Cửa sổ tri thức

.

* Xin cho biết lễ Rước hến ở làng Đông Bàu, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng và lễ Rước hến ở Huế có gì giống nhau, khác nhau? (Nguyễn Văn Quang, Hòa Vang, Đà Nẵng).

- Về lễ Rước hến ở Đà Nẵng, có thể tham khảo bài viết “Hến Đông Bàu” trong sách “Văn hóa xứ Quảng - một góc nhìn” (của các tác giả Võ Văn Hòe, Lưu Anh Rô, Hồ Tấn Tuấn) như sau:

“Trước khi cử lễ vài ngày, cả xóm Đông Bàu chung sức kết hai ghe làm một, trên ghe trang trí đẹp mắt, có đến 6 cây cờ xéo (cờ rìa) đủ màu: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen... cắm hai bên thành ghe. Quanh thành ghe trang trí các loại mô hình: khủng long, thủy long, các ngựa, hến, sò... Tất cả kết bằng lá dừa, hoặc bẹ chuối, cây ngâu, chè tàu... sao cho đẹp mắt là được, trông như một chiếc thuyền hoa rực rỡ giữa sông.

Trên ghe, người ta ghép, đặt một cái bàn có hương án, bài vị. Lễ rước có cử chánh bái, tư lễ, trống, chiêng đi kèm. Ghe rước xuất phát từ xóm Hến, ngược dòng đến An Trạch, sau đó quay xuống tận miếu Một - vùng ngã ba sông, đoạn, quay lại xóm Hến và lễ chấm dứt tại đây.

Nghe hen: Đãi hến bên bến sông.

Trên đoạn đường dài 20km đường sông, ghe đi chậm, trống, chiêng cử đều nhịp.

Sau lễ rước, xóm Đông Bàu xuống sông bắt đầu cho mùa cào hến. Lễ rước hến ở Đông Bàu cũng như một số địa phương khác tuy có khác về hình thức, song qua đó thể hiện yếu tố tự lực, tự cường lại vừa có giá trị tinh thần của người dân Đông Bàu, vì sự sinh tồn của nhiều thế hệ. Tục rước hến đã trở thành dấu ấn đậm nét trong nhân dân (nay không còn nữa), trở thành phẩm cách của Đông Bàu (Hòa) tự khẳng định bản lĩnh của mình như “Phong Lệ mục đồng, Giáng Đông hát vật”. Chính vì con hến nên khi ngang qua vùng Phong Nam ta vẫn còn nghe được câu hát một thời: Ai về Phong Lệ thì về/ Phong Lệ có nghề bán hến nuôi trâu”.

Nghề hến ở làng Đông Bàu (nay là Đông Hòa) đã tàn và lễ Rước hến ở đây cũng không còn nữa.

Trong khi đó, nghề hến vẫn tồn tại ở làng Cồn Soi, phường Giang Hến (thuộc xã Phú Xuân cũ) nay thuộc phường Vĩ Dạ, thành phố Huế. Ngày 24 tháng 6 âm lịch hằng năm, dân làng tổ chức lễ Rước hến, giữ lệ 3 năm làm lễ lớn một lần.

Lễ Rước hến ở Huế bắt nguồn từ một chuyện dân gian khá lý thú. Nguyên vào năm Thành Thái thứ tư (1892), phường Giang Hến có một phụ nữ tên là Trần Thị Thẹp đi “tròng” (một loại thuyền nhỏ) ra dũi hến ở vùng sông trước đình Hương Cần thuộc huyện Hương Trà, bị hương lý nơi này kéo ra bắt, đưa “tròng” của bà lên bờ đòi đóng thuế phạt, với lý do “Hến về làng như Thành hoàng về miếu”.

Dân phường Giang Hến hay tin, làm đơn kéo nhau đi kiện. Vua châu phê rằng: “Tự nguyên đầu chí hải khẩu, đầm trì thọ tô, giang hà đắc dụng”; nghĩa là: từ đầu nguồn đến cửa biển, ao đầm (mới) chịu thuế, sông nước được dùng (không phải chịu thuế)”.

Thắng kiện, người dân Giang Hến làm thuyền hoa, trang trí cờ lọng đi rước châu phê, buộc xã Hương Cần phải thả người và trả “tròng”. Bên thắng kiện cung nghinh thánh chỉ rước về tận đình Giang Hến làm lễ tạ. Theo ý chỉ của vua, người dân phường Giang Hến nghiễm nhiên trở thành người của sông Hương với cái nghề độc nhất vô nhị là nghề cào hến. Từ đó, làng lấy ngày này làm lễ Rước hến hằng năm.

ĐNCT

;
.
.
.
.
  • Chiếc thuyền của lứa đôi Việt - Nhật
    Khu không gian văn hóa Việt Nam - Nhật Bản ở Quảng trường Sông Hoài, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An đang trưng bày một chiếc thuyền buồm sơn son với lối kiến trúc cổ xưa khá đẹp. Đây là chiếc thuyền buôn do người Nhật Bản phục dựng để trưng bày ở thành phố Nagasaki từ nhiều năm qua nhằm thể hiện mối bang giao, tình hữu nghị hai nước Việt - Nhật đã có từ lâu đời.
    .
  • Chuyện ông Thất Sáu
  • Ruộng bậc thang 'ở lưng chừng núi'
.
  • Rượu Bàu Đá
    Công viên 29-3 Đà Nẵng từng diễn ra Festival "Làng nghề Việt 2009" với sự tham gia của 60 làng nghề tiêu biểu của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tôi nhớ về rượu lần đó có 3 đại diện gồm: rượu Làng Vân, Bàu Đá, Gò Đen. Rượu Bàu Đá nổi trội ra sao mà được đại diện cho miền Trung? Hai loại rượu kia có gì đặc biệt? (Phan Mỹ, Hòa Vang, Đà Nẵng).
    .
  • Sơ học Yếu lược thời Pháp thuộc
  • Tháp Bánh Ít
.
  • Màu hoa đỏ tháng Tư
    Tháng Tư, giàn hoa giấy trước nhà ông Năm đỏ rực. Ai ngang qua cũng ngoái cổ nhìn rồi xuýt xoa khen chủ nhà mát tay trồng được giàn hoa đẹp quá. Mấy bà hàng xóm thường nói, ông Năm già rồi mà lãng mạn quá chừng, suốt ngày chăm chút cho mấy cây bông. Mỗi lần nghe, ông Năm chỉ móm mém cười mà không nói gì. Dưới giàn hoa giấy ông kê cái bàn tre, sáng nào cô con gái tên Hạnh cũng pha cho ông tách trà. Ông vừa nhâm nhi vừa ngó lên những cụm hoa khoe màu trong nắng rồi nghĩ ngợi xa xăm.
    .
  • Các khối lực lượng vũ trang hợp luyện diễu binh, diễu hành
  • Người má
.

Đọc nhiều

.
.