.

Cặp đôi dancesport của Đà Nẵng

.
Một người học Công nghệ Thông tin, một người học Đại học Kinh tế ngành QTKD, họ gặp nhau ở lớp nhảy dancesport. Thế là Công nghệ và Kinh tế phải nhường chỗ cho tình yêu dancesport...

Mô tả ảnh.
Với tên tiếng Việt là “Khiêu vũ thể thao”, dancesport đã du nhập vào Việt Nam được một thời gian dài, nhưng chưa nhận được nhiều sự quan tâm của người hâm mộ thể thao như nó có được trên thế giới. Lý giải cho điều này có rất nhiều lý do, nhưng hai lý do sau đây được coi là chủ đạo. Thứ nhất, đây là môn thể thao dành cho con nhà giàu, tức là phải có kinh phí thì mới có thể tham gia chơi được. Riêng tiền trang phục cho dancesport đã là một câu chuyện rồi. Thứ hai, để tập được những điệu nhảy uyển chuyển nhất, quyến rũ nhất, đôi nhảy phải rất ăn ý với nhau. Đổi bạn nhảy coi như tập lại từ đầu.

Huỳnh Minh Luân và Ông Thị Phương Oanh (ảnh) là vũ công và cũng là vũ sư của Câu lạc bộ dancesport NewLife, số 5 Lý Tự Trọng, TP. Đà Nẵng. Phương Oanh là con gái đất Đà Nẵng, còn Minh Luân đến từ Sài Gòn. Họ cùng gặp nhau tại mảnh đất Huế, và nhảy dancesport như một thú vui ngoài giảng đường đại học. Ai ngờ, thú vui ấy đã trở thành niềm đam mê và sự gắn kết của một tình yêu đôi lứa.

 Năm 2006, họ đã giành huy chương bạc tại Liên hoan các Nhà Văn hóa Thanh niên toàn quốc lần thứ I. Năm 2007 Phương Oanh rời Huế về Đà Nẵng, thấy quê hương mình hầu như không hiểu dancesport hay Khiêu vũ thể thao là gì, không muốn vứt bỏ đi niềm đam mê, chị bàn với anh Luân lập một Câu lạc bộ tại đây. Những ngày đầu khó khăn, anh chị phải tự thân vận động để gây dựng tất cả mọi thứ. Sau 3 năm hoạt động, Câu lạc bộ đã có hơn 200 học viên ở tất cả các độ tuổi thiếu nhi, thiếu niên, thanh niên, trung niên và cao niên – đó là niềm tự hào của đôi vợ chồng trẻ 8X này.

Tháng 10 năm 2010, ngay sau Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, nhóm nhảy đã ra Hà Nội tham dự hai giải đấu: giải Vô địch Hà Nội mở rộng và Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ VI. Câu lạc bộ NewLife, được sự bảo trợ của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Đà Nẵng, lần đầu tiên dự thi với 10 đôi nhảy, đã giành ngay giải thưởng: Hai huy chương Đồng, một huy chương Bạc ở giải Vô địch Hà Nội mở rộng, và cặp đôi Minh Luân – Phương Oanh đứng hạng năm ở chung kết giải Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI.

Mang giải thưởng về Đà Nẵng, đôi vợ chồng trẻ hạnh phúc nói: “Lần đầu đi thi được giải thưởng thế này, với chúng tôi là một sự động viên về mặt tinh thần rất lớn. Chỉ mong phong trào dancesport lan rộng và nhanh chóng phát triển ở Đà Nẵng là chúng tôi vui lắm rồi!”.

Nguyễn Vũ Hương Trà
;
.
.
.
  • Định vị điểm đến
    Ẩm thực không chỉ là món ăn mà còn là câu chuyện của văn hóa và con người, nhằm từng bước nâng cao sản phẩm du lịch, thời gian qua thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá cũng như từng bước định vị các phân khúc ẩm thực cao cấp, ẩm thực vùng miền và đường phố.
    .
  • 'Hộ chiếu ẩm thực'
  • Dư vị của ký ức
.
.
  • Sơ học Yếu lược thời Pháp thuộc
    * Tham quan Phòng truyền thống Trường Tiểu học An Phước (huyện Hòa Vang), tôi thấy có tấm ảnh chụp một văn bằng có tên là "Bằng cấp Sơ học Yếu lược", cấp cho học sinh Lâm Quang Thạnh vào năm 1937. Tấm bằng này có ý nghĩa như thế nào trong hệ thống giáo dục thời đó? Học sinh Lâm Quang Thạnh về sau có đóng góp gì cho xã hội? (Trương Văn Tài, Hòa Vang, Đà Nẵng).
    .
  • Tháp Bánh Ít
  • Giếng "mắt rồng" trong nhà ba anh em Tây Sơn
.
.

Đọc nhiều

.
.