.

Ả RẬP SAUDI: Cuộc chiến giữa thần và khảo cổ học

.
Trong nhiều thập niên qua, những giáo sĩ đầy quyền lực của Ả Rập Saudi luôn lo ngại khảo cổ học có thể làm sáng tỏ nhiều giá trị văn hóa, xã hội thời kỳ tiền Hồi giáo ở Ả Rập Saudi, có thể dẫn đến tôn giáo đa thần và bị trừng phạt bằng cái chết.

Mô tả ảnh.
Nhiều giáo sĩ không muốn “lục lại” những bằng chứng lịch sử của thời kỳ trước Hồi giáo.
 
Tuy nhiên, trong những năm gần đây chính quyền Ả Rập Saudi dần dần phớt lờ đi những yêu cầu, quy định khắt khe của các giáo sĩ để mở cửa cho công việc khai quật các di tích lịch sử. Thái tử Sultan Bin Salman (cũng là phi hành gia đầu tiên của Ả Rập Saudi) đóng vai trò then chốt trong việc nới lỏng các hạn chế về khảo cổ học, đứng đầu ủy ban du lịch và cổ vật của hoàng gia. Thái tử quá hiểu giá trị của những di tích gắn liền với sự phát triển ngành du lịch của đất nước.
 
Di tích Maiden Saleh, nơi đầu tiên được UNESCO công nhận là di sản thế giới, còn nhiều dấu vết của một thành phố 2 nghìn năm tuổi của nền văn hóa Nabataean và hơn 100 ngôi mộ cổ được trang trí rất công phu. Najran là nơi lưu giữ kho tàng chữ khắc đá cổ xưa cũng thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách khắp nơi trên thế giới. Các nhà khảo cổ học của Mỹ cũng phát hiện rất nhiều thứ rất có ý nghĩa ở Jurash, đáng chú ý nhất là tuyến đường kinh doanh chạy ngang qua khu vực này. Những bảo tàng của Hoàng gia bắt đầu trưng bày những hiện vật tìm ở những di tích được khai quật, bao gồm những tượng đồng khỏa thân của Hercules và Apollo. Nhiều cổ vật có vẻ “nhạy cảm” chưa được trưng bày như một cách giữ cho các giáo sĩ không quá “sốc” trong cuộc chiến này.

Một trong những người có công nhất trong ngành khảo cổ học ở Ả Rập Saudi là giáo sư kinh điển và lịch sử cổ đại người Úc, David Kennedy. Ông chưa từng một lần đến đất nước Trung Đông này nhưng ông đã giúp bản đồ vệ tinh Google Earth để xác định gần hai nghìn địa điểm khảo cổ học ở Ả Rập Saudi. Có hơn 90% các kho báu khảo cổ học nằm ở những thành phố thiêng như Mecca và Medina nhưng phần lớn đã bị phá hủy nên công việc khảo cổ gặp không ít khó khăn.
 
Các chuyên gia nhận định rằng nó đã bị phá hủy để làm đường sá cho khách sạn, khu căn hộ cao cấp và bãi đậu xe. Chẳng hạn, một dự án trị giá 13 tỷ USD hồi giữa thập niên qua nhằm hiện đại hóa hệ thống hạ tầng ở các thành phố cổ đại - nơi đón hàng triệu người hành hương mỗi năm đến Mecca. Chuyên gia kiến trúc Ả Rập, Sami Angawi  than thở rằng lịch sử đã bị ủi sạch cho một bãi đậu xe. Giờ đây là những giây phút cuối cùng của thánh địa Mecca...

ANH THƯ
;
.
.
.
.
.