.

Jerry Uelsmann và những tấm ảnh siêu thực

.
Ra đời sau Savaldor Dali, họa sĩ thuộc trường phái siêu thực, người Tây Ban Nha gần 30 năm, nhưng Jerry Uelsmann cũng tìm hứng khởi trong thế giới siêu thực. Những tác phẩm hoàn toàn  không sử dụng hay lệ thuộc vào chương trình photoshop của ông đã tạo nên danh tiếng cho nhà nhiếp ảnh người Mỹ này.

Mô tả ảnh.
Jerry Uelsmann
 
Lần đầu tiên, nhà bảo tàng nghệ thuật Harn Museum thuộc Trường đại học Florida tổ chức cuộc triển lãm tác phẩm của Jerry Uelsmann. Triển lãm mang tên “Cái nhìn về ký ức”, khai mạc vào cuối tháng 6 đến tháng 9 năm nay, trưng bày 89 bức ảnh, kết quả 50 năm làm việc với máy ảnh và phòng tối của tác giả.

Bà Rebecca Nagy, Giám đốc Bảo tàng nghệ thuật Harn Museum tỏ ra sung sướng và hãnh diện khi trưng bày những tác phẩm nhiếp ảnh của Jerry Uelsmann. Ông xứng đáng là nhà nghiên cứu, giáo sư hướng dẫn bộ môn nghệ thuật ở Đại học Florida từ 1960 đến 1998.

Mô tả ảnh.
Giới nghiên cứu đánh giá Uelsmann có chủ trương đi tìm sự thừa nhận, nhiếp ảnh là một thể loại nghệ thuật mang tính chất thể nghiệm. Vào cuối những năm 1950, Uelsmann đã thành công trong việc kết hợp các hình thể trong phim âm bản để tạo nên một bố cục chung, tạo nên ảo ảnh kỳ diệu qua các  vật thể trong tấm ảnh được chớp từ cảnh vật thực ngoài đời. Những bức ảnh dù được ghép nối trên nền không gian khác nhau nhưng vẫn thuyết phục vì các vật thể trong ảnh vẫn giữ nguyên gốc với vật thể có thực trong cuộc sống. Có thể đây là điều gây khó cho một tác phẩm nhiếp ảnh mang tính siêu thực, khác với hội họa, trên tranh siêu thực của Dali, với cây cọ và trí tưởng tượng tuy phong phú nhưng nhiều phần lập dị, Dali có thể vẽ lên tranh mình bất cứ hình ảnh hay vật thể hoàn toàn không có thực.

Mô tả ảnh.
Những hình ảnh ấy như được khai sinh từ một ảo giác xuất phát từ trí tưởng tượng không hề bị giới hạn của họa sĩ. Ngược lại, tác phẩm nhiếp ảnh của Uelsmann lại đi tìm ảo giác xuất phát từ những hình ảnh có thực trong cuộc sống như cánh cửa đặt trên thân cây cổ thụ nhiều tuổi; chiếc thuyền con và bầu trời đầy mây trắng phủ tràn mặt biển rộng được thu gọn giữa lòng đôi bàn tay… Tất cả sự ghép nối ấy mang theo ẩn dụ sâu sắc, nổi bật trên bố cục chặt chẽ  ánh sáng và bóng tối của các tấm ảnh đen trắng.

Jerry Uelsmann sinh năm 1934 tại Detroit, Mỹ.  Uelsmann  tốt nghiệp cử nhân nghệ thuật ở Trường Khoa học ứng dụng  Rochester vào năm 1957 và 3 năm sau, ông đỗ 2 bằng thạc sĩ khoa học và nghệ thuật ở Đại học Indiana. Từ 1960, Uelsmann trở thành giáo sư hướng dẫn  phân khoa nghệ thuật tại Đại học Florida cho đến ngày nghỉ hưu.

HOÀNG ĐẶNG
;
.
.
.
.
  • Chiếc thuyền của lứa đôi Việt - Nhật
    Khu không gian văn hóa Việt Nam - Nhật Bản ở Quảng trường Sông Hoài, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An đang trưng bày một chiếc thuyền buồm sơn son với lối kiến trúc cổ xưa khá đẹp. Đây là chiếc thuyền buôn do người Nhật Bản phục dựng để trưng bày ở thành phố Nagasaki từ nhiều năm qua nhằm thể hiện mối bang giao, tình hữu nghị hai nước Việt - Nhật đã có từ lâu đời.
    .
  • Chuyện ông Thất Sáu
  • Ruộng bậc thang 'ở lưng chừng núi'
.
  • Rượu Bàu Đá
    Công viên 29-3 Đà Nẵng từng diễn ra Festival "Làng nghề Việt 2009" với sự tham gia của 60 làng nghề tiêu biểu của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tôi nhớ về rượu lần đó có 3 đại diện gồm: rượu Làng Vân, Bàu Đá, Gò Đen. Rượu Bàu Đá nổi trội ra sao mà được đại diện cho miền Trung? Hai loại rượu kia có gì đặc biệt? (Phan Mỹ, Hòa Vang, Đà Nẵng).
    .
  • Sơ học Yếu lược thời Pháp thuộc
  • Tháp Bánh Ít
.
  • Màu hoa đỏ tháng Tư
    Tháng Tư, giàn hoa giấy trước nhà ông Năm đỏ rực. Ai ngang qua cũng ngoái cổ nhìn rồi xuýt xoa khen chủ nhà mát tay trồng được giàn hoa đẹp quá. Mấy bà hàng xóm thường nói, ông Năm già rồi mà lãng mạn quá chừng, suốt ngày chăm chút cho mấy cây bông. Mỗi lần nghe, ông Năm chỉ móm mém cười mà không nói gì. Dưới giàn hoa giấy ông kê cái bàn tre, sáng nào cô con gái tên Hạnh cũng pha cho ông tách trà. Ông vừa nhâm nhi vừa ngó lên những cụm hoa khoe màu trong nắng rồi nghĩ ngợi xa xăm.
    .
  • Các khối lực lượng vũ trang hợp luyện diễu binh, diễu hành
  • Người má
.

Đọc nhiều

.
.