.

Khu vườn bí mật của Càn Long

.
Vào năm 1924, khi Phổ Nghi, vị Hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa chạy trốn khỏi Tử Cấm Thành Bắc Kinh thì những cánh cửa khu vực Tử Cấm Thành đều đóng lại, giấu im lìm suốt một thời gian dài một kho báu rất lớn: Khu vườn Càn Long.

Mô tả ảnh.
Nguyệt môn.
 
Đó là một khu vực biệt lập gồm 27 sảnh đường liên hợp-nhà hát, nhà sách, nhà ăn và các hoa viên, được xây dựng từ những năm 1770 dành cho sự an dưỡng của Hoàng đế Càn Long. Nội thất nơi đây được trang trí bằng các vật dụng quý giá, đắt tiền một cách phung phí y hệt như cách trang trí bất kỳ ở đâu trong các tòa nhà ở hoàng cung.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Chân dung Hoàng đế Càn Long. Tranh khắc.
 
Nhiều tác phẩm nghệ thuật mang chất liệu quý giá như đồng hoặc vàng. Một số tác phẩm khác với phương pháp kỹ thuật kỳ công, cổ truyền mà ngày nay không sử dụng đến nữa như khắc chạm hình vẽ bằng vỏ thân cây tre. Vỏ tre được dầm nước dài ngày, dẹt phẳng, mài gọt láng bóng thành từng tấm như giấy rồi đắp nổi tạo hình dáng như dãy núi hay các tảng đá. Cổng Nguyệt Môn, lối dẫn vào nhà hát cũng được làm nên từ tre hết sức công phu, trau chuốt tỉ mỉ.  

Mô tả ảnh.
Tranh tường - Đón năm mới.
 
Như tất cả các khu vực khác đã được mở cửa đón khách du lịch, khu vườn này đã đến lúc được gỡ bỏ bức rèm bí mật. Những vật dụng trang trí quý báu, vẻ đẹp của  thiết kế cùng sự trang trí tinh vi của khu vườn vẫn tương đối còn nguyên vẹn dáng dấp kiến trúc thế kỷ thứ 18. Khu vườn đang trải qua một giai đoạn trùng tu, bảo tồn với kinh phí 25 triệu USD. Dự án Bảo tồn của Vườn Càn Long bắt đầu vào năm 2002 và sẽ được hoàn thành vào năm 2019 là một dự án hợp tác giữa Bảo tàng Palace (Bắc Kinh, Trung Quốc) và Quỹ Di tích Thế giới (WMF).    

Khi công việc trùng tu hoàn tất, phần bên ngoài khu vườn sẽ được mở cửa cho công chúng tham quan, nhưng các đồ dùng trang trí sang trọng ở nội thất thì chỉ được xem qua cửa kính lớn ngăn cách hoặc hạn chế người xem.

Và giờ đây, một số trong “kho báu” của khu vườn đó đang được nhìn thấy ánh sáng mặt trời qua cuộc triển lãm ở nhà bảo tàng nghệ thuật nổi tiếng  Milwaukee  (Wisconsin, Mỹ) và Peabody Exssex (Salem, Mỹ) từ tháng 6 đến tháng 9 với tựa đề “Thiên đường riêng của hoàng đế”. Một trong những hiện vật trưng bày, nổi bật nhất có bức tranh tường, khổ lớn, diễn tả những người phụ nữ và trẻ em ở trong cung đang đón chào năm mới. Nhà sử học, bà Nancy Berliner, người phụ trách cuộc triển lãm nhận xét: “Triều đại Hoàng đế Càn Long được công nhận là đỉnh cao nhất của triều đại nhà Thanh và một số cổ vật  được mang ra bán đấu giá hôm nay với giá gốc rất cao cũng ngang ngửa  giá đối với người mua vào thời kỳ đó”.

HOÀNG ĐẶNG
;
.
.
.
.
.