Kinh tế phát triển, chưa thời nào mà cuộc sống của đại đa số người Việt đầy đủ, ấm no như ngày nay. Còn hơn thế, một bộ phận đã trở nên giàu có. Tất nhiên theo quy luật, hàng loạt các dịch vụ, các sản phẩm ra đời phục vụ những người giàu có này. Những sản phẩm có tên chung là “hàng hiệu”, công năng hoàn toàn không khác với một sản phẩm bình thường, nhưng giá có thể đắt hơn hàng trăm lần, thậm chí hơn thế!
Nhưng không sự việc gì có mặt này mà không có mặt kia. Sự phát triển kinh tế trong rất nhiều trường hợp trở thành nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa, đánh mất cái tinh hoa tinh túy, cái linh hồn làm nên một sản phẩm Việt. Hãy thử nhìn vào các bàn ăn trong một nhà hàng sang trọng, xem thử người Việt - vâng, người Việt, đang ăn gì và uống gì? Các chai rượu là “rượu tây”, các món ăn thì cầu kỳ không chỉ về nguyên liệu thực phẩm, về cách chế biến mà cả cách trình bày… Hãy thử nhìn vào thị trường bánh Trung thu, nhân cái tết này đang cận kề. Thì vẫn bánh nướng bánh dẻo, hai loại bánh đặc trưng cho tết trông trăng. Nhưng…
Bánh nướng nhân vi cá, bánh nướng nhân yến sào, bánh nướng nhân tảo spirulina, bánh nướng nhân bào ngư, bánh nướng nhân hải sâm, bánh nướng nhân hạnh nhân, bánh nướng nhân tôm hùm... Nguyên liệu quý hiếm đã đành, cách trình bày chiếc bánh với những họa tiết rồng, họa tiết sen… cũng lắm công phu. Nhìn một hộp bánh lộng lẫy với mức giá tiền triệu như thế, chắc chẳng đứa con nít nào… dám ăn!
Tôi không là một đứa con nít. Nếu chỉ vì tò mò chẳng hạn, tôi rất có thể thưởng thức một miếng bánh như thế. Nhưng không… Tôi ao ước, tôi thèm, tôi đau đáu một miếng bánh ngày xưa! Giá như có một cuộc thi bánh Trung thu quốc tế, tôi ngờ rằng những chiếc bánh với các loại nhưng đắt tiền do các công ty của Việt Nam sản xuất kia không thể so sánh với những chiếc bánh phương Bắc vốn nổi tiếng cao lương mỹ vị. Nào đâu miếng nhân bánh mứt bí đao ngọt thanh nơi đầu lưỡi? Nào đâu hương hoa bưởi thoang thoảng gợi nhắc làng quê? Và rồi đậu xanh, hạt sen, vừng, lạc, mỡ phần… những nguyên liệu thực phẩm gần gũi với đời sống, với tâm thức Việt. Những nguyên liệu thực phẩm rẻ tiền làm nên một nền ẩm thực Việt đặc sắc, làm nên chiếc bánh Trung thu không giống của người ta!...
Ngày xưa. Vâng, ngày xưa!
Hoàng
Nhưng không sự việc gì có mặt này mà không có mặt kia. Sự phát triển kinh tế trong rất nhiều trường hợp trở thành nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa, đánh mất cái tinh hoa tinh túy, cái linh hồn làm nên một sản phẩm Việt. Hãy thử nhìn vào các bàn ăn trong một nhà hàng sang trọng, xem thử người Việt - vâng, người Việt, đang ăn gì và uống gì? Các chai rượu là “rượu tây”, các món ăn thì cầu kỳ không chỉ về nguyên liệu thực phẩm, về cách chế biến mà cả cách trình bày… Hãy thử nhìn vào thị trường bánh Trung thu, nhân cái tết này đang cận kề. Thì vẫn bánh nướng bánh dẻo, hai loại bánh đặc trưng cho tết trông trăng. Nhưng…
Bánh nướng nhân vi cá, bánh nướng nhân yến sào, bánh nướng nhân tảo spirulina, bánh nướng nhân bào ngư, bánh nướng nhân hải sâm, bánh nướng nhân hạnh nhân, bánh nướng nhân tôm hùm... Nguyên liệu quý hiếm đã đành, cách trình bày chiếc bánh với những họa tiết rồng, họa tiết sen… cũng lắm công phu. Nhìn một hộp bánh lộng lẫy với mức giá tiền triệu như thế, chắc chẳng đứa con nít nào… dám ăn!
Tôi không là một đứa con nít. Nếu chỉ vì tò mò chẳng hạn, tôi rất có thể thưởng thức một miếng bánh như thế. Nhưng không… Tôi ao ước, tôi thèm, tôi đau đáu một miếng bánh ngày xưa! Giá như có một cuộc thi bánh Trung thu quốc tế, tôi ngờ rằng những chiếc bánh với các loại nhưng đắt tiền do các công ty của Việt Nam sản xuất kia không thể so sánh với những chiếc bánh phương Bắc vốn nổi tiếng cao lương mỹ vị. Nào đâu miếng nhân bánh mứt bí đao ngọt thanh nơi đầu lưỡi? Nào đâu hương hoa bưởi thoang thoảng gợi nhắc làng quê? Và rồi đậu xanh, hạt sen, vừng, lạc, mỡ phần… những nguyên liệu thực phẩm gần gũi với đời sống, với tâm thức Việt. Những nguyên liệu thực phẩm rẻ tiền làm nên một nền ẩm thực Việt đặc sắc, làm nên chiếc bánh Trung thu không giống của người ta!...
Ngày xưa. Vâng, ngày xưa!
Hoàng