.

Biết chia sẻ nhiều hơn

.
Giống như Trân Châu Cảng, giống như hai vụ ám sát Tổng thống Kennedy hay mục sư Martin Luther King Jr, thảm họa ngày 11-9 đánh dấu sự thay đổi căn bản của nước Mỹ. Chính quyền Washington đương nhiên siết chặt an ninh, kiên quyết hơn, chặt chẽ hơn trước sự đe dọa của bọn khủng bố. Còn người dân, họ có xu hướng sống thiên về tình cảm hơn. Họ dựa vào nhau để vượt qua nỗi đau mất người thân. Họ tìm tới với nhau trong nỗi buồn của toàn thể nhân loại. Đơn giản ngày 11-9 của 10 năm trước là vụ tấn công khủng bố lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Mô tả ảnh.
Trẻ em Mỹ được giáo dục về thảm họa 11-9 nhân dịp kỷ niệm 10 năm.
 
Vết thương 10 năm đã thành sẹo nhưng không bao giờ phai. Người Mỹ tìm cách dựa vào nhau để vơi đi nỗi buồn về ngày chết chóc đó. Lối sống thực dụng tạm gác lại để mọi người sống với nhau bằng tình cảm chân thành, giúp đỡ để vượt qua khó khăn. Nhưng ngày đó, thói quen chia sẻ với cộng đồng, nhất là cộng đồng mạng chưa có. Trang tìm kiếm Google chỉ mới bốn năm tuổi chưa thực sự lớn mạnh. Hai trang mạng chia sẻ hình ảnh Storify và YouTube còn chưa ra đời. Những trang mạng xã hội Twitter và Facebook cũng chưa có.

Cuộc sống 10 năm trôi qua thay đổi rất nhiều. Người Mỹ chia sẻ nhiều hơn, rộng hơn về những ký ức, nỗi đau và nỗ lực vượt lên của chính mình sau cái ngày chết chóc ấy. Tính tới hôm nay, đã có hơn 25 triệu website chia sẻ hình ảnh, lời lẽ (động viên, giúp đỡ) sau thảm họa 11-9. Để kỷ niệm 10 năm, rất nhiều cá nhân và tổ chức đã sáng kiến những phương cách chia sẻ. Tờ báo Washingpost cho biết sẽ gửi và nhận tin nhắn hình ảnh về ngày này. Công ty Suntra (Canada) tạo ra “bức tường video” nhằm cho tất cả mọi người trên thế giới biết gì, nghe gì, thấy gì về thảm họa 10 năm trước để lưu giữ. Floyd Rasmussen, một trong những người sống sót sau thảm họa cho biết, ông đã làm việc rất nhiều để quên đi người vợ xấu số, đã nhận được sự chia sẻ của nhiều người để quên đi nỗi buồn. Điều đó đã giúp ông biết cách sống cởi mở hơn, chia sẻ hơn với cộng đồng.

Không chỉ ghi nhớ về nỗi đau 10 năm trước, người Mỹ còn tìm cách dạy cho thế hệ mai sau biết về thảm họa này. Công ty giáo dục Pearson xây dựng bài học trực tuyến về ngày 11-9-2001 với tất cả hình ảnh, video để trẻ em sau này mãi nhớ về sự kiện này. Giám đốc điều hành Pearson, Emily Swenson nói “Thảm họa này là sự kiện lịch sử đáng phải nhớ bên cạnh cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc chiến tranh Việt Nam...”.

Anh Thư



;
.
.
.
.
.