Chiều chủ nhật, tôi chở thằng nhỏ đi khắp phố để tìm mua một chiếc Đèn kéo quân, nhưng không mua được. Có lẽ nhà sản xuất thời nay chạy theo thị hiếu của thị trường nên cho ra những sản phẩm bắt mắt trẻ con hơn là loại lồng đèn mang tính dân gian tự tạo.
Cháu nhỏ nhà tôi đòi phải mua loại lồng đèn hiện đại, nhưng tôi quyết định chọn cho nó chiếc lồng đèn Ông sao, và phải kèm theo một cái trống và con lân thì mới chịu... trong sự ép buộc. Về đến nhà, mấy đứa nhỏ hàng xóm chạy đến xem quà Trung thu và xầm xì.
Thằng Tuấn 14 tuổi, năm nay lên lớp 9, con nhà bên cạnh nói với thằng nhỏ nhà tôi rằng ba mày là hai lúa, cổ lỗ sĩ... bây chừ mà còn chơi lồng đèn Ông sao. Nghe vậy, tôi bèn hỏi nó: Cháu Tuấn năm nay còn được nhận quà Trung thu không? Nó đáp ngay một câu: Nhận gì ba cái thứ “giẻ rách” nớ, mượn cớ Trung thu lấy xe “bà già” chở bạn gái tới “sàn” nhảy nhót đập phá.
Tôi nhấc máy điện thoại gọi về nói chuyện với Ngoại, tính chuyện nhờ vả ông làm cho cháu một chiếc Đèn kéo quân. Ngoại mắng yêu: “Tổ cha bay, ở thành phố thiếu gì thứ đẹp”. Tôi nói: “Ngoại ơi! Con thích cháu nó được chơi một chiếc Đèn kéo quân”.
Ngoại tôi năm nay đã gần 80. Bọn trẻ quê tôi cứ gọi ông là “Ông già trần gian” vì Ngoại thường bày ra đủ trò chơi dân gian khiến tụi con nít thích lắm. Ngày anh em tôi còn nhỏ, mỗi độ Trung thu về, Ngoại làm cho những chiếc Đèn kéo quân thật đẹp. Để làm được những chiếc lồng đèn đẹp, ông bảo bà ngoại tôi phải xay mấy cân gạo nếp bán lấy tiền mua vật dụng. Tôi tưởng bà ngoại lo tốn kém tiền bạc, nhưng không, bà bảo “phải chơi thật nhiều trò chơi dân gian sau này lớn lên các con mới trở thành người tốt”. Lúc đó tôi không cắt nghĩa được câu nói của bà!
Tết Trung thu sắp về, trên phố phường tràn ngập những chiếc lồng đèn “hiện đại” thật bắt mắt, nhưng tôi vẫn thích món quà Trung thu của cháu là chiếc Đèn kéo quân như thời thơ ấu của tôi. Không biết tôi làm vậy có khắc khe với cháu quá không?
Chủ nhật tuần này, dù bận nhưng tôi cố thu xếp để hai bố con về thăm Ngoại, và ba ông cháu sẽ “chế tạo” một chiếc lồng đèn thật đẹp. Để trong ngày nhận quà Trung thu, cháu nó “khoe” với đám bạn nhí của cháu rằng: “Quà” này đẹp lắm đúng không? Tớ cũng “đổ mồ hôi” vì chiếc lồng đèn này đấy. Các cậu thích lắm à, hãy chơi cùng tớ đi… Các cậu yên tâm đi, Trung thu năm sau tớ sẽ cùng các cậu làm chiếc lồng đèn loại này thật nhiều, tớ hứa sẽ “kỷ niệm” cho mỗi cậu một chiếc. Có thể sau này lớn lên các cậu xem mình như một “kỷ niệm” với các cậu đó. Chơi thật nhiều trò chơi dân gian này lớn lên mình cùng các bạn sẽ trở thành người tốt”.
Đà Nẵng, 2011
Tản văn Trương Văn Vĩnh
Đèn kéo quân. Ảnh minh họa |
Thằng Tuấn 14 tuổi, năm nay lên lớp 9, con nhà bên cạnh nói với thằng nhỏ nhà tôi rằng ba mày là hai lúa, cổ lỗ sĩ... bây chừ mà còn chơi lồng đèn Ông sao. Nghe vậy, tôi bèn hỏi nó: Cháu Tuấn năm nay còn được nhận quà Trung thu không? Nó đáp ngay một câu: Nhận gì ba cái thứ “giẻ rách” nớ, mượn cớ Trung thu lấy xe “bà già” chở bạn gái tới “sàn” nhảy nhót đập phá.
Tôi nhấc máy điện thoại gọi về nói chuyện với Ngoại, tính chuyện nhờ vả ông làm cho cháu một chiếc Đèn kéo quân. Ngoại mắng yêu: “Tổ cha bay, ở thành phố thiếu gì thứ đẹp”. Tôi nói: “Ngoại ơi! Con thích cháu nó được chơi một chiếc Đèn kéo quân”.
Ngoại tôi năm nay đã gần 80. Bọn trẻ quê tôi cứ gọi ông là “Ông già trần gian” vì Ngoại thường bày ra đủ trò chơi dân gian khiến tụi con nít thích lắm. Ngày anh em tôi còn nhỏ, mỗi độ Trung thu về, Ngoại làm cho những chiếc Đèn kéo quân thật đẹp. Để làm được những chiếc lồng đèn đẹp, ông bảo bà ngoại tôi phải xay mấy cân gạo nếp bán lấy tiền mua vật dụng. Tôi tưởng bà ngoại lo tốn kém tiền bạc, nhưng không, bà bảo “phải chơi thật nhiều trò chơi dân gian sau này lớn lên các con mới trở thành người tốt”. Lúc đó tôi không cắt nghĩa được câu nói của bà!
Tết Trung thu sắp về, trên phố phường tràn ngập những chiếc lồng đèn “hiện đại” thật bắt mắt, nhưng tôi vẫn thích món quà Trung thu của cháu là chiếc Đèn kéo quân như thời thơ ấu của tôi. Không biết tôi làm vậy có khắc khe với cháu quá không?
Chủ nhật tuần này, dù bận nhưng tôi cố thu xếp để hai bố con về thăm Ngoại, và ba ông cháu sẽ “chế tạo” một chiếc lồng đèn thật đẹp. Để trong ngày nhận quà Trung thu, cháu nó “khoe” với đám bạn nhí của cháu rằng: “Quà” này đẹp lắm đúng không? Tớ cũng “đổ mồ hôi” vì chiếc lồng đèn này đấy. Các cậu thích lắm à, hãy chơi cùng tớ đi… Các cậu yên tâm đi, Trung thu năm sau tớ sẽ cùng các cậu làm chiếc lồng đèn loại này thật nhiều, tớ hứa sẽ “kỷ niệm” cho mỗi cậu một chiếc. Có thể sau này lớn lên các cậu xem mình như một “kỷ niệm” với các cậu đó. Chơi thật nhiều trò chơi dân gian này lớn lên mình cùng các bạn sẽ trở thành người tốt”.
Đà Nẵng, 2011
Tản văn Trương Văn Vĩnh