Trong cuộc gặp gỡ, đối thoại với Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh sau vụ việc “nóng” xảy ra trên địa bàn xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang liên quan đến triển khai dự án Khu đô thị Quan Nam-Thủy Tú, người dân bày tỏ bức xúc trước việc chính quyền và các ngành, đoàn thể ở cơ sở phản ứng chậm trước diễn biến của sự việc.
Một người dân có ý kiến rằng, nếu can thiệp ngay từ đầu thì sự việc mà nhiều người đồng tình cho là “chuyện không đáng có” đã không xảy ra; bởi người dân quá bức xúc về ô nhiễm môi trường mới chặn xe nhiều lần. Cũng từ đó dẫn đến việc cán bộ, nhân viên của Công ty CP Đầu tư xây dựng và Lắp máy Trung Nam (đơn vị chủ đầu tư dự án Khu đô thị Quan Nam-Thủy Tú) ngang nhiên xông vào nhà chém dân, kéo theo đỉnh điểm của bức xúc là người dân tự ý kéo đến gây rối, đập phá gây thiệt hại cho trụ sở của công ty này.
Cũng không chỉ là bức xúc riêng về ô nhiễm môi trường dẫn đến sự việc gây rối trật tự công cộng “không đáng có”, mà việc triển khai 22 dự án trên địa bàn xã Hòa Liên, trong đó có những dự án nhằm mở rộng đô thị Đà Nẵng về phía Tây và Tây Bắc của thành phố, đã có nhiều vấn đề cần bàn đến. Vì thế, việc bày tỏ ý kiến về những bức xúc nảy sinh trong quá trình đô thị hóa vùng nông thôn có truyền thống cách mạng lâu đời này là những ý kiến xác đáng, cần phải xem xét một cách thấu đáo, tường tận. Đó là vấn đề trước mắt như ô nhiễm môi trường do vận chuyển vật liệu, đất đá san lấp mặt bằng công trình gây ra; là vấn đề về kiểm định, áp giá, đền bù, giải tỏa và bố trí tái định cư; những bức xúc về chuyện cân nhắc hỗ trợ... đến những vấn đề lớn trong tương lai không xa như giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề, ổn định cuộc sống, xây dựng nếp sống văn minh đô thị... cho người dân sau khi họ từ nông dân sang thị dân một cách đúng nghĩa.
Đây là những bức xúc “thường trực” trong các dự án nhằm thực hiện chủ trương mở rộng đô thị Đà Nẵng, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa-mà mục tiêu mới nhất được đặt ra là Đà Nẵng phải về đích sớm trước năm 2020! Để từ đó, có thể thấy, việc phát triển, mở rộng không gian đô thị nói riêng và mọi mặt đời sống đô thị-từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đến an ninh, trật tự... là một việc không phải dễ dàng. Nói một cách nôm na, rằng con đường đến đô thị của Đà Nẵng là một con đường đầy chông gai.
Nhìn lại quá trình đô thị hóa của Đà Nẵng từ khi thành phố trực thuộc Trung ương đến nay, để có một bộ mặt tương đối khang trang, hiện đại, thì cũng đã có những khó khăn nhất định. Trước hết, như nhiều người dân vẫn nói, là chủ trương, chính sách đúng nhưng có lúc, có nơi triển khai “chưa tới nơi tới chốn”. “Chưa tới nơi” do năng lực, trách nhiệm và do cả cái “tâm” của cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng, của cán bộ ở các cấp; từ đó dẫn đến người dân không được hiểu và không được hưởng đầy đủ những quyền lợi mà chủ trương, chính sách đúng đắn của thành phố mang lại, trong khi họ đã chấp nhận một phần mất mát, hy sinh lợi ích riêng tư cho sự phát triển chung của thành phố. Khó khăn của quá trình đô thị hóa cũng còn do một số ít người dân cố tình không hiểu hoặc không muốn chia sẻ với những chủ trương, chính sách đúng đắn; từ đó gây nên những vụ kiện kéo dài ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thành phố. Khó khăn còn do tâm thế của người dân chưa sẵn sàng để chuyển từ nông dân sang thị dân trong xu thế phát triển mới; mà để xây dựng được tâm thế ấy thì không chỉ dựa vào nhận thức, trình độ của người dân!...
Nhìn lại những chông gai trên con đường đô thị hóa của Đà Nẵng đó, để thấy rõ hơn trách nhiệm của những cơ quan chức năng, của mỗi cán bộ, đảng viên và cả người dân; để rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu nhằm ứng xử một cách hiệu quả trước những vấn đề bức xúc nảy sinh.
Nhìn lại con đường chông gai ấy, cũng để thấy một sự tự hào rằng, với sự đồng thuận cao trong Đảng và trong xã hội, Đà Nẵng đang hình thành nên vóc dáng của một đô thị hướng đến hiện đại - một “Thành phố đáng sống”.
Đường tới đô thị không ít chông gai. Vì thế, đến được đó thì mới xứng đáng là anh hùng trong sự nghiệp cách mạng mới!
Anh Quân
Một người dân có ý kiến rằng, nếu can thiệp ngay từ đầu thì sự việc mà nhiều người đồng tình cho là “chuyện không đáng có” đã không xảy ra; bởi người dân quá bức xúc về ô nhiễm môi trường mới chặn xe nhiều lần. Cũng từ đó dẫn đến việc cán bộ, nhân viên của Công ty CP Đầu tư xây dựng và Lắp máy Trung Nam (đơn vị chủ đầu tư dự án Khu đô thị Quan Nam-Thủy Tú) ngang nhiên xông vào nhà chém dân, kéo theo đỉnh điểm của bức xúc là người dân tự ý kéo đến gây rối, đập phá gây thiệt hại cho trụ sở của công ty này.
Cũng không chỉ là bức xúc riêng về ô nhiễm môi trường dẫn đến sự việc gây rối trật tự công cộng “không đáng có”, mà việc triển khai 22 dự án trên địa bàn xã Hòa Liên, trong đó có những dự án nhằm mở rộng đô thị Đà Nẵng về phía Tây và Tây Bắc của thành phố, đã có nhiều vấn đề cần bàn đến. Vì thế, việc bày tỏ ý kiến về những bức xúc nảy sinh trong quá trình đô thị hóa vùng nông thôn có truyền thống cách mạng lâu đời này là những ý kiến xác đáng, cần phải xem xét một cách thấu đáo, tường tận. Đó là vấn đề trước mắt như ô nhiễm môi trường do vận chuyển vật liệu, đất đá san lấp mặt bằng công trình gây ra; là vấn đề về kiểm định, áp giá, đền bù, giải tỏa và bố trí tái định cư; những bức xúc về chuyện cân nhắc hỗ trợ... đến những vấn đề lớn trong tương lai không xa như giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề, ổn định cuộc sống, xây dựng nếp sống văn minh đô thị... cho người dân sau khi họ từ nông dân sang thị dân một cách đúng nghĩa.
Đây là những bức xúc “thường trực” trong các dự án nhằm thực hiện chủ trương mở rộng đô thị Đà Nẵng, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa-mà mục tiêu mới nhất được đặt ra là Đà Nẵng phải về đích sớm trước năm 2020! Để từ đó, có thể thấy, việc phát triển, mở rộng không gian đô thị nói riêng và mọi mặt đời sống đô thị-từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đến an ninh, trật tự... là một việc không phải dễ dàng. Nói một cách nôm na, rằng con đường đến đô thị của Đà Nẵng là một con đường đầy chông gai.
Nhìn lại quá trình đô thị hóa của Đà Nẵng từ khi thành phố trực thuộc Trung ương đến nay, để có một bộ mặt tương đối khang trang, hiện đại, thì cũng đã có những khó khăn nhất định. Trước hết, như nhiều người dân vẫn nói, là chủ trương, chính sách đúng nhưng có lúc, có nơi triển khai “chưa tới nơi tới chốn”. “Chưa tới nơi” do năng lực, trách nhiệm và do cả cái “tâm” của cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng, của cán bộ ở các cấp; từ đó dẫn đến người dân không được hiểu và không được hưởng đầy đủ những quyền lợi mà chủ trương, chính sách đúng đắn của thành phố mang lại, trong khi họ đã chấp nhận một phần mất mát, hy sinh lợi ích riêng tư cho sự phát triển chung của thành phố. Khó khăn của quá trình đô thị hóa cũng còn do một số ít người dân cố tình không hiểu hoặc không muốn chia sẻ với những chủ trương, chính sách đúng đắn; từ đó gây nên những vụ kiện kéo dài ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thành phố. Khó khăn còn do tâm thế của người dân chưa sẵn sàng để chuyển từ nông dân sang thị dân trong xu thế phát triển mới; mà để xây dựng được tâm thế ấy thì không chỉ dựa vào nhận thức, trình độ của người dân!...
Nhìn lại những chông gai trên con đường đô thị hóa của Đà Nẵng đó, để thấy rõ hơn trách nhiệm của những cơ quan chức năng, của mỗi cán bộ, đảng viên và cả người dân; để rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu nhằm ứng xử một cách hiệu quả trước những vấn đề bức xúc nảy sinh.
Nhìn lại con đường chông gai ấy, cũng để thấy một sự tự hào rằng, với sự đồng thuận cao trong Đảng và trong xã hội, Đà Nẵng đang hình thành nên vóc dáng của một đô thị hướng đến hiện đại - một “Thành phố đáng sống”.
Đường tới đô thị không ít chông gai. Vì thế, đến được đó thì mới xứng đáng là anh hùng trong sự nghiệp cách mạng mới!
Anh Quân