“Falling man” là tên bức ảnh người đàn ông rơi từ trên cao xuống do Richard Drew, phóng viên hãng thông tấn AP chớp vào buổi sáng ngày 11-9-2011, khi cuộc tấn công khủng bố vào Trung tâm Thương mại Thế giới đang tiếp diễn ở New York. Dù người đàn ông đang rơi đó chưa chắc được xác định danh tính nhưng ông ta là một trong số gần 200 người đang mắc kẹt trên 2 tòa tháp đôi và đã chọn cái chết cho mình bằng cách nhảy ra khỏi tòa nhà cao còn hơn là phải chết cháy trong ngọn lửa và khói.
Ảnh: Richard Drew. |
New York trong bóng khói ngày 11-9. |
Bức ảnh hơi có vẻ như giả tạo, lắp ghép để gây ấn tượng cho người xem hình ảnh một người đàn ông đang rơi thẳng xuống đất. Nhưng không phải thế, bức ảnh này là một trong hàng chục bức khác của tác giả, cũng người đàn ông đó đang rơi trong không gian, xác thực một cách hiển nhiên.
Richard Drew, tác giả bức ảnh đã có lần lên tiếng khi một vài tờ báo viết lời bình nặng nề, có ý “gây nhiễu” về nội dung bức ảnh để lôi kéo sự chỉ trích của độc giả. Nhưng theo Mark D. Thompson, giáo sư khoa thần học ở Trường Moore Theological College: “Có thể sự tột cùng tuyệt vọng mở ra ngay vào thời điểm mở đầu thế kỷ 21, nhưng đó là một tác phẩm “sống thực” mà chúng ta không thể tìm thấy trong nghệ thuật nói chung hay trong âm nhạc đương thời. Nó là một tác phẩm đích thực, độc tôn”.
Ở trong bức ảnh này, người đàn ông rơi xuống mặt đất như một mũi tên. Mặc dù anh ta không chọn định mệnh đó nhưng là việc phải làm vào đúng giây khắc cuối cùng của cuộc sống. Ôm chằm lấy định mệnh. Giả như đó không phải là rơi mà anh ta có thể là đang bay. Trông anh ta thảnh thơi giữa không trung. Dường như anh ta cảm thấy thoải mái trong “đường bay” khó có thể tưởng tượng nổi. Trông anh ta như không bị sức hút huyền bí nào dọa dẫm hoặc không vì sự chờ đợi của bất cứ thứ gì. Đôi tay của anh ta chỉ chao đưa một cách khẽ khàng, yếu ớt. Chân trái xếp lại ngẫu nhiên, bình thường. Chiếc áo, có thể là sơ mi hoặc áo khoác tung lên một cách tự do trên chiếc quần bên trong.
Khác với những sự hãi hùng của nhiều người nhảy ra khỏi tòa tháp, một số không áo, giày mũ văng tứ tán. Hình ảnh của họ nhỏ bé và đầy hoảng loạn trên nền phông tường của tòa nhà tháp. Trông họ bối rối như đang bơi chúi xuống từ trên cao của một sườn núi. Người đàn ông trong tấm ảnh của Andrew thì ngược lại, dáng anh ta hoàn toàn thẳng đứng như một nét kẻ thẳng hòa nhịp với những đường kẻ sọc trên tường tòa tháp bên sau anh ta. Anh ta tách đôi chúng ra-một đường kẻ bằng thép-chói sáng dưới ánh mặt trời. Nhiều người khi xem bức ảnh này đều nghĩ đến ý chí và sự cam chịu của nhân vật trong ảnh. Nhiều người lại nghĩ khác, trái ngược nhau nhưng tựu trung, qua dáng điệu khá nổi loạn nhưng đầy tự chủ của nhân vật trong ảnh, trước cái chết không thể tránh được, vẫn xem anh ta như một “anh hùng”, một ngọn giáo lao vút xuống để giành bằng được cho chính mình sự kết thúc riêng.
HOÀNG ĐẶNG
Richard Drew, tác giả bức ảnh đã có lần lên tiếng khi một vài tờ báo viết lời bình nặng nề, có ý “gây nhiễu” về nội dung bức ảnh để lôi kéo sự chỉ trích của độc giả. Nhưng theo Mark D. Thompson, giáo sư khoa thần học ở Trường Moore Theological College: “Có thể sự tột cùng tuyệt vọng mở ra ngay vào thời điểm mở đầu thế kỷ 21, nhưng đó là một tác phẩm “sống thực” mà chúng ta không thể tìm thấy trong nghệ thuật nói chung hay trong âm nhạc đương thời. Nó là một tác phẩm đích thực, độc tôn”.
Ở trong bức ảnh này, người đàn ông rơi xuống mặt đất như một mũi tên. Mặc dù anh ta không chọn định mệnh đó nhưng là việc phải làm vào đúng giây khắc cuối cùng của cuộc sống. Ôm chằm lấy định mệnh. Giả như đó không phải là rơi mà anh ta có thể là đang bay. Trông anh ta thảnh thơi giữa không trung. Dường như anh ta cảm thấy thoải mái trong “đường bay” khó có thể tưởng tượng nổi. Trông anh ta như không bị sức hút huyền bí nào dọa dẫm hoặc không vì sự chờ đợi của bất cứ thứ gì. Đôi tay của anh ta chỉ chao đưa một cách khẽ khàng, yếu ớt. Chân trái xếp lại ngẫu nhiên, bình thường. Chiếc áo, có thể là sơ mi hoặc áo khoác tung lên một cách tự do trên chiếc quần bên trong.
Khác với những sự hãi hùng của nhiều người nhảy ra khỏi tòa tháp, một số không áo, giày mũ văng tứ tán. Hình ảnh của họ nhỏ bé và đầy hoảng loạn trên nền phông tường của tòa nhà tháp. Trông họ bối rối như đang bơi chúi xuống từ trên cao của một sườn núi. Người đàn ông trong tấm ảnh của Andrew thì ngược lại, dáng anh ta hoàn toàn thẳng đứng như một nét kẻ thẳng hòa nhịp với những đường kẻ sọc trên tường tòa tháp bên sau anh ta. Anh ta tách đôi chúng ra-một đường kẻ bằng thép-chói sáng dưới ánh mặt trời. Nhiều người khi xem bức ảnh này đều nghĩ đến ý chí và sự cam chịu của nhân vật trong ảnh. Nhiều người lại nghĩ khác, trái ngược nhau nhưng tựu trung, qua dáng điệu khá nổi loạn nhưng đầy tự chủ của nhân vật trong ảnh, trước cái chết không thể tránh được, vẫn xem anh ta như một “anh hùng”, một ngọn giáo lao vút xuống để giành bằng được cho chính mình sự kết thúc riêng.
HOÀNG ĐẶNG