.

Một máy ảnh - một đời người

.

Ngày 10-6 vừa qua, phòng trưng bày Westlicht Gallery ở Vienna, nước Áo, khai mạc cuộc triển lãm với tên gọi “Cuộc cách mạng nhiếp ảnh” giới thiệu tác phẩm của nhiếp ảnh gia người Nga Alexander Rodchenko.

Rodchenko và Stepanova , năm 1920.
Rodchenko và Stepanova , năm 1920.

Được mệnh danh là “người đầu đàn” của nghệ thuật nhiếp ảnh sau Cách mạng Tháng Mười Nga, Alexander Rodchenko (1891 - 1956) là một nghệ sĩ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh và thiết kế đồ họa. Ông làm việc như một họa sĩ và nhà thiết kế trước khi chuyển sang làm nhiếp ảnh. Với khả năng nhiếp ảnh của mình, Rodchenko sáng tạo và tham gia vào các hoạt động xã hội, và để lại nhiều tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc.

Chọn đối tượng, vật thể từ một góc độ khác thường, Rodchenko bấm máy - góc độ ấy có lúc thì trên cao, có khi thì thật thấp nên vật thể ông ghi lại trên tác phẩm ảnh của mình lạ hẳn, không bình thường và đôi khi gây sốc cho người xem, và do vậy nên sự công nhận tài năng của ông trên lĩnh vực nhiếp ảnh cũng đến chậm hơn nhiều so với các tác giả khác. Đó là nhận xét của giới nghiên cứu sau khi rà soát lại hàng loạt hình ảnh rồi phân tích các tài liệu liên quan đến cuộc sống và sự nghiệp của Rodchenko. Trong số bài viết của mình đã phổ biến,  Rodchenko viết: “Người ta phải chụp ảnh khác nhau về một chủ đề, từ quan điểm khác nhau và trong những tình huống khác nhau, như thế thì góc độ bấm máy phải thay đổi, không cứ như chụp miết một sự vật bằng cách đặt ống kính nhìn qua cùng một lỗ khóa rồi chớp. Chớp một lần nữa và một lần nữa”.

Rodchenko sinh tại St Petersburg trong một gia đình lao động. Gia đình ông chuyển đến Kazan vào năm 1909. Ông học tại Trường Kazan Nghệ thuật và tại Viện Stroganov ở Moscow. Năm 1921, ủng hộ sự kết hợp của nghệ thuật vào cuộc sống hằng ngày, ông rời bỏ tranh vẽ sơn dầu để tập trung vào thiết kế đồ họa cho các áp-phích, sách và phim ảnh. Chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi những ý tưởng và thực hành của các nhà làm phim, Rodchenko bắt đầu thao tác những thí nghiệm của mình, bắt đầu ứng dụng kỹ thuật vào tranh minh họa xuất bản đầu tiên qua bài thơ của Mayakovsky. Trong hầu hết tác phẩm vào năm 1920, tác phẩm  của Rodchenko đều thiên về trừu tượng. Trong những năm 1930, ông tập trung vào nhiếp ảnh ở bộ môn thể thao hay  hình ảnh các cuộc diễu hành và các công trình xây dựng. Trong nhiều năm, ông tiếp tục tổ chức triển lãm nhiếp ảnh do Nhà nước tổ chức. Ông qua đời tại Moscow vào năm 1956.

Khách dự lễ khai mạc một cuộc triển lãm của nhiếp ảnh gia người Nga Alexander Rodchenko tại Gallery Westlicht.
Khách dự lễ khai mạc một cuộc triển lãm của nhiếp ảnh gia người Nga Alexander Rodchenko tại Gallery Westlicht.

Người vợ và cũng là đồng nghiệp của ông, Varvara Stepanova Fyodorovna (1894-1958) cũng theo bước chân của chồng. Khác với Rodchenko, Stepanova lấy chất liệu tác phẩm từ cuộc sống. Cô tạo ra một thế giới huyền ảo trong đó có anh hùng, quân tử và danh nhân. Những nhân vật này được thực hiện theo lối vẽ dấu chấm và các vòng tròn, trong không gian mênh mông, trừu tượng. Tác phẩm hay các công trình mỹ thuật của Varvara Stepanova có đầy chất hài hước độc đáo và thú vị. Phương pháp sôi động của cô khác với độ lạnh mang tính phân tích trong tác phẩm nghệ thuật của chồng.

Gia đình hai bên cẩn thận trân trọng di sản cặp đôi nổi tiếng này cho đến năm 1992 mới công bố các tác phẩm hội họa, nghệ thuật đồ họa, nhiếp ảnh và mỹ thuật ứng dụng. Bộ sưu tập này bao gồm tất cả các giai đoạn của cuộc sống và công việc của các nghệ sĩ, từ trước khi cuộc cách mạng đến sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đã có nhiều bài viết về Alexander Rodchenko và Varvara Stepanova, xem họ là hai trong những bậc thầy tiên phong của Nga. Tác phẩm nghệ thuật của họ đã được trưng bày tại nhiều quốc gia khác nhau.\

HOÀNG ĐẶNG

;
.
.
.
.
  • Chiếc thuyền của lứa đôi Việt - Nhật
    Khu không gian văn hóa Việt Nam - Nhật Bản ở Quảng trường Sông Hoài, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An đang trưng bày một chiếc thuyền buồm sơn son với lối kiến trúc cổ xưa khá đẹp. Đây là chiếc thuyền buôn do người Nhật Bản phục dựng để trưng bày ở thành phố Nagasaki từ nhiều năm qua nhằm thể hiện mối bang giao, tình hữu nghị hai nước Việt - Nhật đã có từ lâu đời.
    .
  • Chuyện ông Thất Sáu
  • Ruộng bậc thang 'ở lưng chừng núi'
.
  • Rượu Bàu Đá
    Công viên 29-3 Đà Nẵng từng diễn ra Festival "Làng nghề Việt 2009" với sự tham gia của 60 làng nghề tiêu biểu của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tôi nhớ về rượu lần đó có 3 đại diện gồm: rượu Làng Vân, Bàu Đá, Gò Đen. Rượu Bàu Đá nổi trội ra sao mà được đại diện cho miền Trung? Hai loại rượu kia có gì đặc biệt? (Phan Mỹ, Hòa Vang, Đà Nẵng).
    .
  • Sơ học Yếu lược thời Pháp thuộc
  • Tháp Bánh Ít
.
  • Màu hoa đỏ tháng Tư
    Tháng Tư, giàn hoa giấy trước nhà ông Năm đỏ rực. Ai ngang qua cũng ngoái cổ nhìn rồi xuýt xoa khen chủ nhà mát tay trồng được giàn hoa đẹp quá. Mấy bà hàng xóm thường nói, ông Năm già rồi mà lãng mạn quá chừng, suốt ngày chăm chút cho mấy cây bông. Mỗi lần nghe, ông Năm chỉ móm mém cười mà không nói gì. Dưới giàn hoa giấy ông kê cái bàn tre, sáng nào cô con gái tên Hạnh cũng pha cho ông tách trà. Ông vừa nhâm nhi vừa ngó lên những cụm hoa khoe màu trong nắng rồi nghĩ ngợi xa xăm.
    .
  • Các khối lực lượng vũ trang hợp luyện diễu binh, diễu hành
  • Người má
.

Đọc nhiều

.
.