Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Der Spiegel, Georg Baselitz (Đức), họa sĩ đương đại thành công nhất của châu Âu, lên tiếng bác bỏ các tác phẩm của nữ nghệ sĩ với lý do sản phẩm mỹ thuật do phụ nữ làm ra chỉ có giá trị thị trường.
Tuần này, nhân nói về hoạt động nghệ thuật, tờ Telegraph đăng tải trở lại câu nói gây tranh cãi của Georg Baselitz khi ông ta phát biểu rằng “Phụ nữ không thể vẽ đẹp được, đó là một sự thật”.
Georg Baselitz hiện là giáo sư Học viện Nghệ thuật Hochschule der Künste ở Berlin. Dù vậy, suy nghĩ có phần độc đoán của ông tạo nên nhiều cuộc tranh luận sôi nổi ở nhiều nơi, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng.
Chân dung tự họa với hai học trò, tranh của nữ họa sĩ Pháp Adélaïde Labille-Guiard (sơn dầu 1785). |
Nhiều họa sĩ nữ đã từng tham gia công việc nghệ thuật trong hầu hết thời gian và địa điểm. Thường thì phương tiện truyền thông cũng thường liên quan đến phụ nữ, tuy nhiên, vai trò giới tính trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật tạo nên sự khác biệt tùy thuộc vào sự khác nhau của nền văn hóa và cộng đồng.
Nhiều loại hình mỹ thuật chiếm ưu thế và thu hút phụ nữ như sản xuất các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ nên khó được công nhận như một tác phẩm có giá trị cao và không mấy khi nhắc đến hay đề cao trong lịch sử nghệ thuật bởi vì những sản phẩm mỹ thuật ở dạng này tương phản với tác phẩm sáng tạo nghệ thuật.
Nữ nghệ sĩ phải đối mặt với những thách thức do những thành kiến giới tính trong chính thế giới nghệ thuật. Họ thường gặp phải nhiều khó khăn trong việc đào tạo, du lịch và trong công việc kinh doanh của họ và cũng rất nhiều gian khó trong việc giành được sự công nhận. Bắt đầu từ cuối những năm 1960 và 1970, các nghệ sĩ nữ đòi hỏi quyền bình đẳng lợi cho nữ giới cùng với các nhà sử học nghệ thuật tạo ra một phong trào nghệ thuật nữ quyền, vận động và công khai đề cập đến vai trò của phụ nữ trong thế giới nghệ thuật và khảo sát, ghi chép tỉ mỉ các hoạt động và tác phẩm của họa sĩ nữ trong lịch sử nghệ thuật.
Tranh sơn dầu của nữ họa sĩ Wasima Al-Agha người Iraq. |
Không có hồ sơ của những người nghệ sĩ của thời đại tiền sử, nhưng sự nghiên cứu của nhiều nhà dân tộc học và nhân chủng học văn hóa đầu tiên đã chỉ ra rằng phụ nữ thường là những người thợ thủ công chủ yếu trong các nền văn hóa vào thời kỳ đồ đá mới, họ tạo ra gốm, dệt-may, giỏ, và đồ trang sức. Các bức tranh hang động tồn tại mà chịu dấu tay của phụ nữ và trẻ em trông chẳng kém gì những bức tranh hang động mang dấu tay của đàn ông.
Trong thời trung cổ, phụ nữ thường làm việc cùng với những người đàn ông. Họ tô màu rực rỡ các bản thảo, thêu ren và các lâu đài, thủ phủ vào thời đó được trang trí bằng các tranh vẽ, chạm khắc đã chứng minh một cách rõ ràng có bàn tay của phụ nữ trong các công trình trang trí đó. Tài liệu cho thấy rằng không những làm ra sản phẩm mỹ thuật mà họ còn những thức ăn, uống hay cả vật dụng trong đời sống hằng ngày.
Vào cuối thế kỷ 18, đã có bước tiến quan trọng cho các nghệ sĩ là phụ nữ. Tại Paris, Salon, triển lãm nơi công cộng. Sau khi các Viện Hàn lâm được thành lập, các họa sĩ vốn bị cấm học trước đây đã được xét tuyển vào trường. Ngoài ra, phụ nữ có tài năng bẩm sinh được chấp nhận như là sinh viên của các nghệ sĩ nổi tiếng như Jacques - Louis David và Jean-Baptiste Greuze.
Trở lại với lời phát biểu của Georg Baselitz , ông Jude Kelly, giám đốc nghệ thuật Southbank ở London đã tổng kết vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực nghệ thuật, ông trả lời trong một cuộc phỏng vấn với tờ Guardian: “Nếu văn hóa là sự biểu hiện cho con người chúng ta và nếu những câu chuyện về phụ nữ bạn cho là nhỏ hoặc bạn đang tiếp tục ý tưởng rằng phụ nữ không thực sự đóng một vai trò trên thế giới thì đó là một điều xấu cho tất cả mọi người”.
HOÀNG ĐẶNG