.

Búp bê Nga - thay đổi sắc diện

.

Búp bê Matryoshka - thường gọi là Búp bê Nga đang được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật trang trí của Moscow, từ 3-8 đến giữa tháng 9-2015.

Bộ búp bê Nga Matryoshka-bản gốc của Zvyozdochkin và Malyutin, 1892.
Bộ búp bê Nga Matryoshka-bản gốc của Zvyozdochkin và Malyutin, 1892.

Theo Hãng thông tấn AFP, “Búp bê gỗ truyền thống Matryoshka là một biểu tượng truyền thống của dân tộc Nga, nhưng ở cuộc triển lãm lần này với sự xuất hiện của các loại búp bê Matryoshka mới, mang những khuôn mặt đã được thay đổi, có thể tạo nên một số bất ngờ - từ hình ảnh cô nông dân dung dị, vui vẻ với chiếc khăn trùm đầu trong thời Sa hoàng biến đổi thành những người đàn bà chơi nhạc rock. Điều này có thể phản ánh lịch sử đầy biến động của đất nước”.

Vasilyevich Malyutin – Tự họa.
Vasilyevich Malyutin – Tự họa.

Trong những năm 1890, khi vùng Viễn Đông hâm mộ theo các kiểu ký tự của Nga, thì Savva Mamontov, một nhà công nghiệp nổi tiếng giới thiệu “mặt hàng” một loạt bảy vị thần của hạnh phúc,  điều này đã tạo cảm hứng cho họa sĩ Sergei Malyutin và Vasily Zvyozdochkin sáng tạo hình ảnh một người phụ nữ nông dân với tất cả đứa trẻ của bà bên trong.

Sergey Malyutin (1859-1937) là họa sĩ, kiến trúc sư và nhà thiết kế sân khấu Nga. Ông được coi là người thiết kế và vẽ các con búp bê Matryoshka Nga đầu tiên. Việc tạo dáng do nghệ nhân Vasily Zvyozdochkin thực hiện vào năm 1890. Các bộ búp bê đều do Malyutin hòa sắc, một bộ bao gồm tám con búp bê-ngoài cùng là một cô gái trong trang phục truyền thống đang cầm một con gà trống. Những con búp bê bên trong là các em gái và một chàng trai, và một em bé trong cùng. Cả Zvyozdochkin và Malyutin được lấy cảm hứng từ một con búp bê ở Honshu, hòn đảo ở Nhật Bản.

Bà Savva Mamontov, vợ của Vasily Zvyozdochkin  đã trưng bày những mẫu búp bê  này tại triển lãm đồ chơi Universelle (1900) ở Paris và tác phẩm của họ, búp bê Matryoshka Nga giành một huy chương đồng. Ngay sau đó, những con búp bê Matryoshka đã được sản xuất hàng loạt ở một số nơi trong nước Nga và chuyển đi khắp thế giới.

Cái tên “Matryoshka” mang âm thanh  nhỏ bé trìu mến của người phụ nữ mang tên Nga trước đây: Matryona  - đây là một cái tên phổ biến ở các vùng làng mạc của Nga. Những con búp bê lồng đầu tiên của Nga đã mô tả trang phục người phụ nữ trẻ nông dân điển hình ở thời điểm đó. Có rất nhiều suy đoán về ý nghĩa thiêng liêng về cái tên của một con “búp bê lồng vào nhau” hay “búp bê làm tổ”. Có thể đối với khách du lịch, búp bê Matryoshka là món quà lưu niệm thú vị, đặc sắc nhưng đối với người Nga, nó mang cả linh hồn dân tộc.

Bộ búp bê Matryoshka thay đổi gương mặt ở triển lãm.
Bộ búp bê Matryoshka thay đổi gương mặt ở triển lãm.

Những con búp bê là phần lớn của một tuổi thơ Nga - dạy trẻ về văn hóa và truyền thống. Ở trường, vào khoảng 12 tuổi, trẻ em Nga biết rằng con búp bê Matryoshka tượng trưng cho tính cách Nga, tâm hồn Nga, và các giá trị cơ bản của Nga về gia đình, tập thể, tinh thần đoàn kết và sự ấm áp. Có nhiều bài viết dài dành cho Matryoshka, nó mang lại một số thông tin cơ bản về lịch sử và phong cách búp bê của Nga. Có một điểm về con búp bê Matryoshka cần được giải thích chi tiết hơn. Trong tiếng Anh, “con búp bê Matryoshka” cũng được gọi là “búp bê làm tổ”, “búp bê lồng nhau”, “Babushka”, “xếp chồng con búp bê”… và đôi khi chỉ cần chỉ cần gọi tên “Búp bê Nga”.

“Ở Nga, có một con búp bê Matryoshka là điều thiết thực nhất trong mọi gia đình, và có thể nói, Matryoshka thực sự phản ánh các nhân vật quốc gia nước Nga”, Giám đốc Bảo tàng Yelena Titova nói với AFP.

HOÀNG ĐẶNG

;
.
.
.
.
.